logo

Kể tên những chủ đề chính về ca dao

Câu trả lời chính xác nhất: Những câu ca dao Việt Nam được sáng tác và truyền miệng bởi người dân lao động. Do vậy mà không ai biết được nguồn gốc hay tác giả của ca dao là ai. Ngày nay, ca dao vẫn được sử dụng phổ biến trong giao tiếp và trong nhiều tác phẩm văn học. Những chủ đề chính về ca dao là những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương,đất nước, những câu hát than thân và những câu hát châm biếm.

Để giúp các bạn hiểu kĩ hơn về câu hỏi Kể tên những chủ đề chính về ca dao cũng như một số kiến thức khác có liên quan tới ca dao, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Khái niệm ca dao là gì?

Kể tên những chủ đề chính về ca dao

Theo khái niệm ca dao là gì lớp 7, lớp 10 thì: Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian được sáng tác để diễn tả thế giới nội tâm của con người, và khi diễn xướng thì người ta sẽ kết hợp với âm nhạc để có giai điệu hay hơn.

Những câu ca dao dân ca chủ yếu này được truyền miệng bởi từ người dân chất phác, hiền lành. Vì vậy mà không ai biết rõ nguồn gốc của nó bắt đầu từ ai và từ đâu. Ngày nay, ca dao vẫn xuất hiện rất nhiều trong giao tiếp, sách bảo và những tác phẩm văn học.

Ngoài ra, người ta thường mượn ý nghĩa của những câu ca dao này để nhắc về 1 vấn đề nào đó. Đây là cách nói giảm, nói tránh có hiệu quả nhất mà vẫn thể hiện được phép lịch sự, nhưng ý nghĩa của nó lại cực kỳ rõ ràng.

Ví dụ về ca dao:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.”

>>> Tham khảo: Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “khăn” trong bài ca dao


2. Đặc trưng của ca dao

- Nội dung: Những bài ca dao thường diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước…

- Nghệ thuật:

Sử dụng thể thơ lục bát (hoặc lục bát biến thể)

Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

Lời thơ ngắn gọn, dễ hiểu.

Diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian: đối đáp, cách xưng hô “mình - ta”, những lời hô gọi, cảm thán đậm cảm xúc…


3. Những chủ đề chính về ca dao

Những chủ đề chính về ca dao là những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương,đất nước, những câu hát than thân và những câu hát châm biếm.

>>> Tham khảo: Top 30 câu ca dao tục ngữ nói về thái độ sống tích cực


4. Phân loại ca dao

Ðồng dao

Ðồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em. Chủ thể sáng tác diễn xướng chủ yếu là trẻ em thể hiện những cảm nghị, cảm xúc ngây thơ thường nảy ra một cách ngẫu nhiên ở trẻ em.

Ca dao lao động

Ca dao lao động là phần lời cốt lõi của dân ca lao động. Những bài ca lao động tồn tại như là một bộ phận của quá trình lao động.

Ca dao ru con

Hát ru có từ lâu đời và rất phổ biến. Trên mỗi miền có một điệu hát ru riêng biệt phù hợp với giọng nói, ngôn ngữ địa phương. Lời hát ru phần nhiều là những câu ca dao có sẵn.

Ca dao nghi lễ, phong tục

Trong nhiều bài ca tế thần, các yếu tố trữ tình cũng có mặt, cùng với yếu tố hiện thực, chúng biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo trong nhân dân.

Ca dao trào phúng, hài hước

Những câu ca dao dí dỏm, hài hước, bông đùa thể hiện tinh thần lạc quan, vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. Ngược lại, những câu ca dao châm biếm, trào phúng sẽ lên án, phê phán thói hư, tật xấu của con người.

Ca dao trữ tình

Đây là loại ca dao do cảm xúc tạo thành; chủ yếu được dùng để bộc lộ tâm trạng, tình cảm, ký thác tâm sự của chủ thể. Chủ đề của ca dao trữ tình khá đa dạng, từ tình cảm gia đình, quê hương đến tình yêu đôi lứa.

Ca dao than thân

Đó là tiếng nói được cất lên từ những kiếp người đau khổ, cùng cực, lầm than trong xã hội cũ. Họ phải chịu bao đắng cay, áp bức, tủi nhục, uất ức vì “thấp cổ bé họng” trong xã hội.


5. Một số câu ca dao phổ biến

Kể tên những chủ đề chính về ca dao

"Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy."

 

"Anh đi anh nhớ non buồi

Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người còn trinh"

 

"Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu."

 

"Ai về Hà Tĩnh thì về,

Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen.

Ai về Tuy Phước ăn nem,

Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.

Ai về đến huyện Đông Anh,

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.

Cổ Loa hình ốc khác thường,

Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây."

 

"Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều."

 

"Đầm sen, bãi sậy, rừng tràm,

Kinh dài xé đất, cây xanh rợp trời.

Đường đi xa lắm ai ơi,

Nước non ngàn dặm, bể trời mênh mông."

 

"Đi qua muôn chợ vạn rừng,

Thuyền con một chiếc vẫy vùng biển khơi…

Ngày ngày em đứng em trông

Trông non, non ngất, trông sông, sông dài,

Trông mây, mây kéo ngang trời

Trông trăng, trăng khuyết, trông người, người xa."

 

"Nhà tôi nghề giã, nghề sông,

Lặng thì tôm cá đầy trong, đầy ngoài,

Cá trắng cho chí cá khoai,

Còn như cá lẹp cá mai cũng nhiều."

 

"Ra về nhớ nước giếng khơi,

Nhớ điếu ăn thuốc, nhớ cơi đựng trầu.

Ra về giã nước giã non,

Giã người, giã cảnh, kẻo còn nhớ nhung."

 

"Rủ nhau ra tắm hồ sen,

Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.

Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,

Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay."

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Kể tên những chủ đề chính về ca dao. Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng liên quan tới ca dao sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 14/10/2022