logo

Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, bạn nghĩ như thế nào nếu ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ?

Câu hỏi: Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, bạn nghĩ như thế nào nếu ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ?

Trả lời

Nếu có ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ, em sẽ rất hứng thú bởi đây là một loại hình nghệ thuật tồn tại từ lâu đời.

Kiến thức tham khảo

1. Chèo là gì? 

Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng đồng bằng sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.

Xét về phương diện thời gian, thì chèo được chia làm hai loại:

- Chèo truyền thống: là chèo cổ được kế thừa và phát triển trên nguyên tắc bảo tồn những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nghệ thuật của chèo cổ.

- Chèo hiện đại: “là các vở chèo do các tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ thời kỳ hiện đại đồng sáng tạo, đã ra đời và tồn tại trong thời kỳ hiện đại phục vụ cho người xem đương thời. 

Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, bạn nghĩ như thế nào nếu ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ?

2. Nguồn gốc hình thành Chèo

Chèo được hình thành từ dưới nhà Đinh từ thế kỷ 10 do bà Phạm Thị Trân – một vũ ca tài năng trong kinh thành Huế sáng tạo ra. Sau đó, Chèo phát triển rộng rãi đến các vùng châu thổ Bắc Bộ, từ phía bắc trở ra. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một con hát quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ 14, tên gọi Lý Nguyên Cát. Binh sĩ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát. Tone nhạc của những bài hát Chèo thường rất cao, nên không phải nghệ sĩ nào cũng có thể hát được.

Chèo gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt. Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 29/11/2022