logo

Câu hỏi C5 trang 63 Vật Lý 10 Bài 10


Bài 10: Ba định luật Niu-tơn

Câu hỏi C5 trang 63 Vật Lý 10 Bài 10

Hãy vận dụng định luật III Niu – tơn vào ví dụ dùng búa đóng đinh vào 1 khúc gỗ (Hình 10.5) để trả lời các câu hỏi sau:

- Có phải chỉ có búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa? Nói theo 1 cách khác thì lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không?

- Nếu đinh tác dụng lên búa 1 lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao đinh lại không đứng yên? Nói theo 1 cách khác, cặp "lực và phản lực" có cân bằng nhau hay không?

Lời giải

- Không, theo định luật III Niu – Tơn, đinh cũng tác dụng lên búa 1 phản lực.

- Không, lực luôn xuất hiện đồng thời với phản lực của nó. Lực mà búa tác dụng vào đinh có độ lớn bằng với lực mà đinh tác dụng vào búa nhưng do khối lượng của búa lớn hơn nhiều lần nên gia tốc thu được sẽ không đáng kể - búa gần như đứng yên

Xem toàn bộ Giải Vật lý 10: Bài 10. Ba định luật Niu-tơn

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 02/08/2021