logo

Bài 1 trang 15 SGK Đại số 10


Bài 3: Các phép toán tập hợp

Bài 1 (trang 15 SGK Đại số 10)

Kí hiệu A là tập hợp các chữ cái trong câu "CÓ CHÍ THÌ NÊN", B là tập hợp các chữ cái trong câu "CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM". Hãy xác định A ∩ B, A ∪ B, A \ B và B \ A.

Lời giải

Ta có: A = {C, O, H, I, T, N, Ê }; B = {C, O, N, G, Ô, M, A, Ă, I, S, T, Y, Ê, K}

+ A ∩ B = {C, O, I, T, N, Ê}

+ A ∪ B = { C, O, Ô, N, G, M, A, Ă, I, S, T, Y, Ê, K, H}

+ A \ B = {H}

+ B \ A = {G, S, K, M, A, Ô, Ă, Y}

Kiến thức vận dụng

1) Giao của hai tập hơp: Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của A và B.

Kí hiệu: A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B}.

2) Hợp của hai tập hợp:  Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của A và B.

Kí hiệu: A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B}.

3) Hiệu và phần bù của hai tập hợp:

Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B gọi là hiệu của A và B.

A \ B = { x | x ∈ A và x ∉ B}.

Tham khảo toàn bộ: Giải Toán 10

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021