logo

Em hãy chứng minh tính dân tộc thể hiện trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính về nội dung và nghệ thuật

Nếu như ông hoàng của thơ mới tiếp thu những cái hay của nền văn học hiện đại phương Tây thì Nguyễn Bính lại trở về với vẻ đẹp giản dị của đồng quê, con người chân chất, mộc mạc, những cái gì gọi là truyền thống. Ông cũng mang cái truyền thống ấy vào trong sáng tác của mình, tiêu biểu đó chính là bài thơ “Tương tư” Chúng ta hãy cùng khám phá tính dân tộc trong bài thơ này qua đề bài em hãy chứng minh tính dân tộc thể hiện trong bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Bính về nội dung và nghệ thuật nhé!

Em hãy chứng minh tính dân tộc thể hiện trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính cả nội dung và nghệ thuật

Đề bài: Em hãy chứng minh tính dân tộc thể hiện trong bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Bính về nội dung và nghệ thuật

     Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ hiếm hoi luôn lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống trên trang thơ của mình. Trong khi những nhà thơ cùng thời với ông như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… chịu ảnh hưởng khá đậm nét của phương Tây thì Nguyễn Bính vẫn đau đáu một niềm hoài cổ, mong muốn giữ lại tất cả những cái gọi là hồn cốt dân tộc. Bài thơ Tương tư cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy.

      Như cái tiêu đề của nó bài thơ “Tương tư” là nỗi nhớ thương, tương tư của chàng trai thôn quê gửi đến cô gái làng nọ. Với cách khai thác đề tài, ngôn ngữ, thi liệu rất truyền thống, tương tư gửi vào đó những gì tinh túy, giản dị và mộc mạc nhất của hồn cốt dân tộc.

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

      Hình ảnh ẩn dụ xuất hiện ngay trong câu thơ đầu tiên đã thổi vào bài thơ nỗi nhớ thương bàng bạc. Không phải anh nhớ em mà là thôn Đoài (quê anh) nhớ thôn Đông (quê em) cách diễn đạt kín đáo mà tế nhị ấy là những nét đặc trưng của con người thôn quê, con người Việt Nam, cũng là cách nói ẩn ý, bóng gió thường thấy trong ca dao dân ca xưa

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

      Nhớ thương nhau nhưng chẳng dám nói ra, cứ phải mượn chuyện mây núi, trăng gió với thôn nọ, thôn kia để gián tiếp bày tỏ nỗi nhớ nhung dành cho người mình yêu. Hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông cũng gợi ra cái nét mộc mạc của những làng quê Việt Nam, câu chuyện tình yêu không diễn ra ở những cảnh phồn hoa, đô hội mà trên chính làng quê bình yên, thân thuộc. 

      Và ngay cả cách gọi người yêu là “nàng” trong những lời nói bộc bạch “tôi yêu nàng” cũng cho thấy cái hồn cốt dân tộc trong thơ của Nguyễn Bính. Cách xưng hô tôi, nàng thường thấy trong ca dao xưa chứ không phải anh em như đã phần nào tây hóa như trên thơ của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử. Hình ảnh chín nhớ mười mong một người gợi liên tưởng đến câu ca dao “chín nhớ mười thương” cho thấy nhà thơ đã sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ văn học dân gian vào trang thơ của mình.

      Tính dân tộc còn được thể hiện triệt để trên hình ảnh về một không gian làng xóm xưa đầy mộc mạc, yên bình và gần gũi:

“Hai thôn chung lại một làng

Có xa xôi mấy cho tình xa xôi?

      Những lời tương tư, trách móc của chàng trai gửi đến cô gái đã gợi lên một không gian làng quê đầy thanh bình, yên ả vốn rất thân quen của Việt Nam. Đó là hình ảnh của cây đa, bến nước, sân đình, đò, bến và thuyền… giống như hình ảnh trong câu ca dao xưa: Cây đa, bến cũ, con đò khác đưa hay hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên cái áo trên cành hoa sim. Chất dân gian, hồn dân tộc cứ thế thấm nhẹ nhàng vào từng câu, từng chữ, gợi ra một không gian văn hoá, không gian sinh hoạt rất quen thuộc của con người làng quê Việt Nam từ bao đời. 

      Đặc biệt chất dân tộc còn được thể hiện qua cái tình kín đáo, tế nhị mà sâu sắc qua cách thể hiện tình yêu, nỗi nhớ của đôi lứa. Tôi nhớ nàng nhưng không dám nói thẳng mà chỉ trách móc giận hờn vu vơ: Hai thôn chung lại một làng/ Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?Bao giờ bến mới gặp đò/ Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?” Gọi là hai thôn nhưng chung một làng, gần nhau chỉ cách gang tay nhưng nàng chẳng sang thăm tôi, chẳng nhòm ngó đến tôi một lần làm cho nỗi nhớ thương trong tôi cứ dằng dặc, ngày một đầy hơn. Nỗi nhớ người yêu của chàng trai trong bài thơ sâu sắc nhưng kín đáo giống như cách diễn đạt của những đôi lứa yêu nhau trong ca dao xưa: Qua đình ngả nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.

Em hãy chứng minh tính dân tộc thể hiện trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính cả nội dung và nghệ thuật

      Chất dân tộc trong bài thơ “Tương tư” không chỉ thể hiện qua nội dung, khai thác đề tài tình yêu tên bối cảnh làng quê Việt Nam quen thuộc, cách diễn đạt ẩn ý, kín đáo mà còn thể hiện qua những điểm nổi bật về nghệ thuật, đó là thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc của dân tộc, đó là sự vận dụng tài tình những câu ca dao, dân ca vào trong thơ, hình ảnh thân quen, gần gũi, ước lệ như hoa khuê các, bướm giang hồ, thôn Đoài, thôn Đông… qua đó cho thấy cái hồn cốt dân tộc thể hiện đậm nét thế nào trên thơ của Nguyễn Bính.

      Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Bính với những vần thơ mang đậm màu sắc dân tộc. Cũng cảm ơn nhà thơ đã giữ được những nét hồn cốt đặc trưng, thể hiện sự trân trọng những giá trị văn hoá cổ truyền ấy vào trong thơ. Đọc “Tương tư” người đọc càng cảm mến và yêu thương hơn những không gian văn hoá trên thơ của Nguyễn Bính.

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Chứng minh tính dân tộc thể hiện trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính về nội dung và nghệ thuật. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 21/04/2023 - Cập nhật : 06/07/2023