logo

Đọc lại văn bản Sang thu; (Hữu Thỉnh) trong SGK Ngữ văn 7 (tập 1) và trả lời các câu hỏi sau

Câu hỏi: Đọc lại văn bản Sang thu; (Hữu Thỉnh) trong SGK Ngữ văn 7 (tập 1) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Chỉ ra nét độc đáo về cách dùng từ ngữ. hình ảnh và biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.

b. Em có cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua bài thơ?

c. Nếu được chọn một hình ảnh miêu tá tinh tế và tài tình khoảnh khắc đất trời chuyên mình sang thu thì em sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao?

d. Theo em. từ “bỗng” trong hai dòng thơ: “Bỗng nhận ra hương ôi/ Phả vào trong gió se” có thể được thay băng từ “đã” không? Vì sao?

Đọc lại văn bản Sang thu; (Hữu Thỉnh) trong SGK Ngữ văn 7 (tập 1) và trả lời các câu hỏi sau

Trả lời

a. Biện pháp tu từ nhân hoá được thể hiện qua những từ ngữ “vắt nửa mình”: miêu tả sinh động khoảnh khắc giao mùa cực kì ngắn ngủi của thiên nhiên. đem đến cho người đọc cảm nhận thu đến rất nhanh và dường như dư âm của mùa hè chưa kịp tan biến mà đang lắn khuất, hiện hữu trong buổi đầu thu ấy.

b. Đây là câu hỏi mở, HS có thể trả lời: bức tranh miêu tả tỉnh tế khoảnh khắc đất trời chuyển từ hè sang thu. Bức tranh ấy được miêu tả sinh động. gợi cảm bằng tất cả các giác quan như: thị giác, thính giác, khứu giác.... Sự vật được tác giả miêu tả trong trạng thái “động”. tất cả đang ở trong trạng thái nửa lưu luyến mùa hạ, nửa háo hức, xôn xao với sự hiện diện của mùa thu. Đức tranh ấy vì thế đường như mang cả tâm trạng của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa.

c. Đây là câu hỏi mở. HS có thể lựa chọn một hình ảnh bất kì từ văn bản nhưng cần lí giải thuyết phục nét độc đáo của hình ánh ấy trong việc miêu tả tinh tế và tài tình khoảnh khắc đất trời chuyển mình sang thu.

d. Trong hai dòng thơ “Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se”. không thể thay thế từ “bỗng” bằng từ “đã” vì:

- Từ “bỗng”: diễn tả một hành động/ quá trình xảy ra một cách tự nhiên, không ngờ, không lường trước được.

- Từ “đã”: biểu thị sự việc/ hiện tượng nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc.

Trong ngữ cảnh của văn bản Sang thu, từ “đã” không diễn tả được sự bất ngờ, ngạc nhiên đầy thú vị của tác giả khi đột nhiên nhận ra sự hiện diện của hương ổi - tín hiệu mùa thu trong không gian. Điều đó chứng tỏ mùa thu chỉ mới chợt đến, đến một cách rất nhanh và đột ngột nên đem đến cảm xúc đầy ngỡ ngàng xen lẫn thích thú của tác giá. Đồng thời đây là bài thơ miêu tả khoảnh khắc chuyển mình sang thu của đất trời nên nếu đùng từ “đã” thì không phù hợp với nội dung chính của toàn văn bản vì từ “đã” lại khẳng định sự hiện điện một cách trọn vẹn của mùa thu trong không gian ấy. Khoảnh khắc chuyền từ hè sang thu vì thế đã hoàn tất nếu dùng từ “đã”: còn ở đây tất cả đều chỉ mới bắt đầu.

>>> Xem đầy đủ: Soạn SBT Ngữ Văn 7 Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - CTST

icon-date
Xuất bản : 19/07/2022 - Cập nhật : 30/11/2022