logo

Đọc hiểu Ta yêu quê ta (3 đề)

Bài thơ "Ta yêu quê ta" đánh thức những tình cảm yêu thương dành cho quê hương cùng sự trân trọng kí ức tuổi thơ. Mỗi người đều sẽ lớn lên, trưởng thành, nhưng phần kí ức tươi đẹp gắn với quê hương, xứ sở thì sẽ còn mãi. Dưới đây là đề đọc hiểu Ta yêu quê ta. Mời các bạn cùng tham khảo để hiểu thêm những thông điệp mà tác phẩm mang lại nhé!


Đọc hiểu Ta yêu quê ta - Đề số 1

Đọc bài thơ sau:

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

Yêu con sông mặt sóng xao,

Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.

Yêu hàng ớt đã ra hoa

Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.

Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Vin học, 2017, tr.94) 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (0,5 điểm) Tìm hai từ láy tượng thanh có trong bài thơ.

Câu 3. (1,0 điểm) Trong hai dòng thơ sau, cảnh vật quê ta hiện lên như thế nào?

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

Câu 4. (1,0 điểm) Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong bài thơ.

[CHUẨN NHẤT] Đọc hiểu Ta yêu quê ta

Đáp án:

Câu 1:

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2:

Hai từ láy: lách cách, rì rào.

Câu 3:

Cảnh vật quê ta hiện lên bằng những hình ảnh thân quen, bình dị nhất của quê hương đó là bờ ruộng, bông gạo ...

Câu 4:

- Biện pháp tu từ là: 

+ Điệp ngữ '' yêu ''

+ Nhân hóa: Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca

- Tác dụng: 

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ. 

+ Nhấn mạnh hình ảnh dòng sông tuổi thơ in dấu ấn trong lòng người, gắn với muôn vàn kí ức trong lòng nhân vật trữ tình. 

+ Cho thấy sự gắn bó, yêu mến, tự hào của nhân vật trữ tình với quê hương.

+ Làm rõ tình yêu của tác giả đối với những hình ảnh thân quen nơi quê hương mình, bộc lộ cảm xúc và khiến cho hình ảnh đẹp hơn, sinh động hơn.


Đọc hiểu Ta yêu quê ta - Đề số 2

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do.

B. Thể thơ tám chữ.

C. Thể thơ lục bát.

D. Thể thơ sáu chữ.

Câu 2. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 

A. Biểu cảm.

B. Tự sự.

C. Miêu tả.

D. Nghị luận.

Câu 3. Trong dòng thơ:  “Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông” có mấy cụm động từ?

A. Một cụm động từ.

B. Hai cụm động từ.

C. Ba cụm động từ.

D. Bốn cụm động từ.

Câu 4. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong bài thơ. 

Câu 5. Bài thơ đã đánh thức trong em tình cảm suy nghĩ gì? Trình bày bằng một đoạn văn 5-7 câu

Đáp án:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ: Thể thơ lục bát.

Câu 2. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

Câu 3. Trong dòng thơ:  “Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông” có 2 cụm động từ

Câu 4. Nhân hóa: Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca

Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

Nhấn mạnh hình ảnh dòng sông tuổi thơ in dấu ấn trong lòng người, gắn với muôn vàn kí ức trong lòng nhân vật trữ tình

Cho thấy sự gắn bó, yêu mến, tự hào của nhân vật trữ tình với quê hương.

Câu 5. 

      Bài thơ đánh thức trong em tình cảm yêu thương dành cho quê hương cùng sự trân trọng kí ức tuổi thơ. Mỗi người đều sẽ lớn lên, trưởng thành, nhưng phần kí ức tươi đẹp gắn với quê hương, xứ sở thì sẽ còn mãi. Việc khắc ghi trong tâm trí bóng hình quê hương không gắn với những gì cao xa, lớn lao. Quê hương bình dị, mộc mạc và dù là ai thì ta cũng cần trân trọng. Chúng ta phải biết lưu giữ, nâng niu những gì tươi đẹp, mộc mạc để hiểu, để nhận thức về quê hương, xứ sở. 


Đọc hiểu Ta yêu quê ta - Đề số 3

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Trong 4 câu thơ đầu cảnh vật quê hương được hiện lên qua những hình ảnh nào?

A. Bờ ruộng, lối mòn, hàng ớt, đám dưa, đám cà.

B. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, con sông.

C. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, dâu tằm.

D. Bờ ruộng, lối mòn, đám dưa, đám cà, dâu tằm.

Câu 2. Điệp từ “yêu” trong văn bản trên có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với dòng sông.

B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả.

C. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với mẹ. 

D. Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình.

Câu 3. Cảm nhận nào đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ sau:

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

A. Cảnh rực rỡ, tha thiết, bâng khuâng.

B. Cảnh mênh mông, bình dị, thân quen.

C. Cảnh tươi đẹp, thơ mộng, trữ tình.

D. Cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị

Câu 4. Nhận xét nào đúng nhất về ý nghĩa lời ru của mẹ qua hai dòng thơ sau: 

Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

A. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, bồi đắp tâm hồn con.

B. Lời ru của mẹ động viên, khích lệ con nỗ lực học tập tốt.

C. Lời ru của mẹ là khúc hát xua tan mệt mỏi trong lao động.

D. Lời ru của mẹ gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp.

Câu 5. Hiệu quả của biện pháp nhân hóa trong dòng thơ : “Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca” là gì?

A. Nhấn mạnh kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào gắn với dòng sông.

B. Câu thơ khơi gợi trí tưởng tượng bay bổng ở người đọc. 

C. Dòng sông trở nên sinh động,  gần gũi, gắn bó với con người.  

D. Giúp đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.

Câu 6. Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì?

Câu 7. Từ nội dung của văn bản, em nhận thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương? 

Đáp án:

Câu 1. Trong 4 câu thơ đầu cảnh vật quê hương được hiện lên qua những hình ảnh: Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, con sông.

Câu 2. Điệp từ “yêu” trong văn bản trên có tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả.

Câu 3. Cảm nhận đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ: “Yêu từng bờ ruộng, lối mòn/Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu” là: Cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị

Câu 4. Nhận xét đúng nhất về ý nghĩa lời ru của mẹ qua hai dòng thơ sau: “Yêu sao tiếng mẹ ru nồng/Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.” là: Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, bồi đắp tâm hồn con.

Câu 5. Hiệu quả của biện pháp nhân hóa trong dòng thơ : “Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca” là: Dòng sông trở nên sinh động,  gần gũi, gắn bó với con người.  

Câu 6. Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp như sau:

- Quê hương  là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt.

- Quê hương giáo dục chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta để ta được trở  thành một con người tốt, thành một công dân tốt.

- Chúng ta cần phải nhớ đến, yêu quý, trân trọng và biết ơn quê hương của mình. 

Câu 7. Từ nội dung của văn bản, em nhận thấy mình cần làm một số việc để góp phần xây dựng quê hương như sau:

- Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng… sống trở thành người công dân tốt góp phần xây dựng quê hương.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp…

- Sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn…

- Giữ gìn phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Không làm điều xấu gây tổn hại đến quê hương.

- Quảng bá, giới thiệu hình ảnh của quê hương đến với mọi người.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Ta yêu quê ta. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 03/06/2022 - Cập nhật : 12/12/2022