logo

Đọc hiểu Hương Sơn phong cảnh, Thơ duyên

Say mê, đắm chìm trước vẻ đẹp thanh khiết, trong ngần của thiên nhiên, cũng như sự hòa quyện giữa thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người. Dưới đây là đề Đọc hiểu Hương Sơn phong cảnh, Thơ duyên. Hãy cùng Toploigiai tham khảo bài viết này nhé!

Đọc hiểu Hương Sơn phong cảnh, Thơ duyên

Đọc văn bản Hương Sơn phong cảnh, Thơ duyên và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Câu 1: Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét đọc đáo ấy)

Trả lời:

Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.

Đọc hiểu Hương Sơn phong cảnh, Thơ duyên

Câu 2: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh

Trả lời:

Diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua từng phần của bài thơ

Vị trí

Cảm xúc của chủ thể trữ tình

Khổ đầu: câu 1 đến câu 4

Cảm xúc trước vẻ đẹp như nơi cõi phật của toàn cảnh Hương Sơn

Khổ giữa: câu 5 đến câu 16

Say mê, đắm chìm trước vẻ đẹp thanh khiết, trong ngần của thiên nhiên, cũng như sự hòa quyện giữa thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người

Khổ xếp: câu 17 đến hết

Cảm xúc tự thốt lên thành lời: “Càng trông phong cảnh càng yêu!”

>>>Xem thêm: Vàng tỏa non tây bóng ác tà đọc hiểu

Câu 3: Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thư trong bài Thơ duyên? Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở)

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình giữa “anh” và “em”

Khổ …

 

 

Khổ …

 

 

 

 

Trả lời:

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình giữa “anh” và “em”

1

Cảnh sắc tươi vui, trong sáng, hữu tình; huyền diệu.

Cảnh sắc khơi gợi duyên tình

2,3

Con đường mời gọi những bước chân tình tứ giữa hai người

Bề ngoài: “điềm nhiên”, “lững đững”, … nhưng bên trong: “…lòng ta” đã “nghe ý bạn”, đã “lần đầu rung động nỗi thương yêu” và anh với em đã gắn bó như “một cặp vần”.

4

Chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc …, đều tìm về nơi chốn của mình.

Bước chuyển sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn mở ra bước chuyển của tâm trạng, cảm xúc.

Tâm hồn cả anh lẫn em rung động hòa nhịp với mây biếc/ cò trắng/ cánh chim/ hoa sương/ …

5

Không gian chan hòa sắc thu, tình thu.

Mùa thu đến rất nhẹ, “thu lặng”, “thu êm” khiến anh và em ngơ ngẩn.

Trông cảnh chiều thu mà lòng “ngơ ngẩn”, khiến: “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”.

Sự xui khiến đầy ma lực: không thể cưỡng lại được.

Câu 4: Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh

Trả lời:

- Vai trò của vần: Tạo nên sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơ, vần chân: nay (câu 2), mây mây (câu 3), phải (câu 4), trái (câu 5), kinh (câu 6), kình (câu 7) …; vần lưng: mây mây (câu 3), đây (câu 4), kình (câu 4), mình (câu 8).

- Vai trò của nhịp: Cách ngắt nhịp trong bài thơ theo thể hát nói khá đa dạng. Sự đan xen câu dài, ngắn; cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ, lúc nhanh, lúc chậm, lúc khoan thai, khi gấp gáp như bước chân du khách thưởng lãm phong cảnh núi rừng tươi đẹp, trữ tình, thoát tục, phù hợp với niềm bay bổng của tâm hồn du khách lúc như tỉnh, lại có lúc như mơ.

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 19/11/2022