logo

Đọc hiểu Câu chuyện về chiếc phanh xe


Đề bài Đọc hiểu Câu chuyện về chiếc phanh xe

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC PHANHΗ ΧΕ

Trong một giờ học Vật lý, thầy giáo bỗng hỏi cả lớp:
- Tại sao trong ô tô của chúng ta lại cần có phanh?
Câu hỏi dường như quá đơn giản nên một học sinh đã xung phong trả lời:
- Thưa thầy, em nghĩ là để dừng xe ạ.
- Theo em là để giảm và kiểm soát tốc độ của xe.
Một học sinh khác có ý kiến.
- Để tránh va chạm ạ.
Một học sinh nữa đứng lên trả lời.
Sau đó đa số các học sinh cũng đều có những câu trả lời tương tự. Thầy mim cười và nói ra đáp án của mình:
- Tôi đánh giá cao tất cả các câu trả lời của các em. Tuy nhiên tôi lại có góc nhìn của riêng mình. Theo tôi, phanh xe trong ô tô là để giúp cho nó chạy nhanh hơn.
Nghe thấy vậy, các học sinh đều ngơ ngác nhìn nhau không hiểu thầy giáo đang nói gì. Lúc này, thầy giáo mới từ tốn giải thích:
- Thế này nhé, giả sử chiếc ô tô chúng ta đang đi không có phanh thì các em sẽ dám lái nó với tốc độ tối đa là bao nhiêu? Chắc chắn là vì không có phanh nên các em sẽ không dám đi nhanh đúng không? Chính vì thế, chiếc phanh đã cho chúng ta dũng khí và cảm giác an toàn để lái nhanh hơn.
Tất cả các học sinh đều im lặng. Đây quả là điều các em chưa từng nghĩ tới.
Thầy giáo tiếp tục:
- Tương tự như vậy, trong cuộc sống này cũng có rất nhiều chiếc phanh cho chúng ta. Chúng chính là những khó khăn, thử thách kìm hãm chúng ta vào một lúc nào đó.
Thế nhưng, sao ta không nhìn khác đi? Sao không cho rằng chúng cũng chính là động lực để ta tiến về phía trước? Để giúp chúng ta an toàn và tránh được những nguy hiểm, rủi ro? Cũng giống như chiếc phanh vậy. Đôi khi, để đi được nhanh hơn, chúng ta cần phải dừng lại hoặc lùi về phía sau. Chúng ta nên biết cảm ơn những chiếc phanh như vậy.
(http://songdep.com.vn)

Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 2. Các học sinh trong lớp đã nêu ra những tác dụng nào của chiếc phanh ô tô? 

Câu 3. Tại sao thầy giáo lại đưa ra đáp án: "Phanh xe trong ô tô là để giúp cho nó chạy nhanh hơn"?

Câu 4. Hai câu văn: “Tương tự như vậy, trong cuộc sống này cũng có rất nhiều chiếc phanh cho chúng ta. Chúng chính là những khó khăn, thử thách kìm hãm chúng ta vào một lúc nào đó" sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 5. Trong câu văn: “Đôi khi, để đi được nhanh hơn, chúng ta cần phải dùng lại hoặc lùi về phía sau” có mấy cụm động từ? Các cụm động từ đó đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp nào trong câu?

Câu 6. Nêu những bài học cuộc sống được em rút ra sau khi đọc văn bản “Câu chuyện về chiếc phanh xe".


Đáp án Đọc hiểu Câu chuyện về chiếc phanh xe

Câu 1

Nội dung: Văn bản trên kể về chiếc phanh xe ô tô và những bài học ý nghĩa từ chiếc phanh. Hoặc câu chuyện kể về tác dụng của chiếc phanh xe ô tô. 

Câu 2

HS nêu ra những tác dụng của chiếc phanh xe:

+ Thưa thầy, em nghĩ là để dừng xe

+ Theo em là để giảm và kiểm soát tốc độ của xe

+ Để tránh va chạm

Câu 3

- Thầy đưa ra đáp án: "phanh xe trong ô tô là để giúp cho nó chạy nhanh hơn" tại vị:

+ Không có phanh xe, chúng ta không dám đi nhanh.

+ Vì chiếc phanh là dũng khí để chúng ta lái xe nhanh hơn. 

+ Vì thấy có hiểu biết sâu rộng và đã từng trải nghiệm nên đã tìm ra tác dụng rất đặc biệt của chiếc phanh.

- Từ tác dụng của chiếc phanh thầy muốn dạy trò những bài học trong cuộc sống.

Câu 4

Nghệ thuật ẩn dụ và so sánh:

+ Ẩn dụ: "chiếc phanh" - khó khăn thử thách

+ So sánh: “chiếc phanh" với "những khó khăn, thử thách"

- Tác dụng:

+ Gợi hình: Nhầm gợi tả hình ảnh cụ thể tác dụng của những Chiếc phanh. Những chiếc phanh chính là những khó khăn thử hách. Chúng luôn đến với chúng ta vào một lúc nào đó mà Không báo trước, nhằm cản trở bước tiến của ta, gây cho ta những vất vả, gian khổ, trì hoãn bước tiến của ta. Nhưng đôi khỉ nó cũng là động lực cho chúng ta dũng khí để chúng ta quyết tâm đi đến thành công.

+ Gợi cảm: Làm cho đoạn văn giàu hình ảnh, lôi cuốn hấp dẫn người đọc, người nghe. Thể hiện sự hiểu biết tình cảm của tác giả với công dụng tuyệt vời của chiếc phanh. Đồng thời thể hiện quan điểm tư tưởng tiến bộ về những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

Câu 5

- Cụm động từ "Để đi được nhanh hơn" làm trạng ngữ trong câu. Cụm động từ "cần phải dừng lại" làm vị ngữ trong câu. Cụm động "lùi về phía sau" làm vị ngữ trong câu.

Câu 6

Bài học:

- Khó khăn thử thách vừa là những trở ngại kìm hãm chúng ta nhưng cũng chính là động lực giúp ta vươn lên thành công.

- Đừng bao giờ lùi bước, nản trí, bỏ cuộc trước những khó khăn thử thách.

- Đôi khi ta cũng phải dừng lại để xác định hướng đi cho đúng dân.

icon-date
Xuất bản : 30/04/2024 - Cập nhật : 30/04/2024