logo

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 10 Chương 2 - Đề 4


Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 10 Chương 2 - Đề 4


ĐỀ BÀI

Câu 1: Dựa trên cơ sở nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng (chu kì).

C. Các nguyên tố có số e hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành 1 cột (Nhóm).

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp đúng theo thứ tự giảm dần độ âm điện ?

A. F, O, P, N. 

B. O, F, N, P 

C. F, O, N, P.                 

D. F, N, O, P.

Câu 3: ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử  Na (Z = 11) là:

A. 1s22s22p63s2

B. 1s22s22p63s1

C. 1s22s22p53s2               

D. 1s22s22p43s1

Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là:

A. 3 và 3

B. 4 và 3

C. 4 và 4                         

D. 3 và 4

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 12.  Cấu hình electron của X2+

A. 1s22s22p63s23p3

B. 1s22s22p6

C. 1s22s22p63s23p2          

D. 1s22s22p63s1

Câu 6: Anion X2−có cấu hình electron là 1s22s22p6. Cấu hình electron của X là

A. 1s22s2

B. 1s22s22p63s2

C. 1s22s22p4                    

D. 1s22s22p53s1

Câu 7: Anion X2−có cấu hình electron là 1s22s22p6. Số electron lớp ngoài cùng của X là

A. 6.

B. 4.

C. 2.                                

D. 1.

Câu 8: Cho các nguyên tố X1, X2, X3, X4 có  electron cuối cùng được điền vào các phân lớp như sau:

X1 : 4s1                     

X2 : 3p3                    

X3 : 3p6               

X4 : 2p4

Nguyên tố kim loại là

A. X1 và X2

B. X1

C. X1, X2, X4

D. Không có nguyên tố nào

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là

A. 13 và 15

B. 12 và 14

C. 13 và 14                     

D. 12 và 15

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3p3.  Kết luận  nào dưới đây là đúng?

A. Cả X và Y đều là kim loại.

B. Cả X và Y đều là phi kim.

C. X là kim loại còn Y là phi kim.

D. X là phi kim còn Y là kim loại.

Câu 11: Anion X2− có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Tổng số electron ở lớp vỏ của X2− là bao nhiêu?

A. 18

B. 16

C. 9                                 

D. 20

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp 4s1. X có cấu hình electron nào dưới đây?

A. 1s22s22p63s23p64s1

B. 1s22s22p63s23p63d54s1

C. 1s22s22p63s23p63d104s1

D. 1s22s22p63s23p63d54s1 hoặc 1s22s22p63s23p63d104s1

Câu 13: Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng

A. số lớp electron.

B. số phân lớp electron.

C. số electron lớp ngoài cùng.

D. số electron hóa trị.

Câu 14: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 15: Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng

A. số lớp electron.

B. số phân lớp electron.

C. số electron ở trong nguyên tử.

D. số electron hóa trị (trừ một số ngoại lệ).

Câu 16: Trong một phân nhóm chính, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 17: Anion Y có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Trong bảng tuần hoàn Y thuộc

A. chu kì 3, nhóm VIIA.

B. chu kì 3, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm VIIIA.

D. chu kì 4, nhóm IA.

Câu 18: Cation M + có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6. Trong bảng tuần hoàn M thuộc

A. chu kì 3, nhóm VIIA.

B. chu kì 3, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm IA.

D. chu kì 4, nhóm IA.

Câu 19: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là

A. Na, chu kì 3, nhóm IA.

B. Mg, chu kì 3, nhóm IIA.

C. F, chu kì 2, nhóm VIIA.

D. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA.

Câu 20: Cation X2+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 2, nhóm VIIIA.

B. chu kì 3, nhóm IIA.

C. chu kì 2, nhóm VIA.

D. chu kì 2, nhóm IIA.

Câu 21: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất của R với hiđro (không có thêm nguyên tố khác) có 5,882% hiđro về khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây?

A. Oxi (Z=8).

B. Lưu huỳnh (Z=16).

C. Crom (Z=24).            

D. Selen (Z=34).

Câu 22: Nguyên tử nguyên tố nào dưới đây có bán kính nguyên tử bé nhất?

A. Li.

B. Na.

C. K.                               

D. Cs.

Câu 23: Ba nguyên tố A (Z=11), B (Z=12), D (Z=13) có hiđroxit tương ứng là X, Y, T

Chiều tăng dần tính bazơ của các hiđroxit này là

A. X, Y, T.

B. X, T, Y.                     

C. T, X, Y.                     

D. T, Y, X

Câu 24: Mỗi chu kì nào cũng bắt đầu từ một (…) và kết thúc bằng một (…). Trong dấu (…) lần lượt là các từ:

A. kim loại kiềm thổ; halogen . 

B. kim loại kiềm ; halogen . 

C. kim loại kiềm thổ; khí hiếm . 

D. kim loại kiềm ; khí hiếm . 

Câu 25: Hợp chất khí với H của nguyên tố Y là YH4 . Oxit cao nhất của nó chứa 46,67%Y về khối lượng . Nguyên tố Y là :

A. Lưu huỳnh 

B. Silic 

C. Cacbon 

D. Natri 

Câu 26: Trong các hiđroxit dưới đây hiđroxit nào có tính axit mạnh nhất ?

A. HClO4                                                             

B. HBrO4 

C. H2SO4

D. H2SeO4 

Câu 27: Cho 3,9g một kim loại kiềm, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lit khí hiđro ( ở đktc ). Kim loại đó là :

A. Na 

B. K                              

C. Mg                           

D. Li 

Câu 28: Nguyên tố X  có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Nhận định nào sai khi nói về X

A. Hạt nhân nguyên tử của X có 16 proton . 

B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X có 6 electron . 

C. X là nguyên tố thuộc chu kì 3 . 

D. X là nguyên tố thuộc nhóm IVA . 

Câu 29: Nguyên tố thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn thì có cấu hình electron hóa trị là 4s2

A. Chu kì 4 và nhóm IIB 

B. Chu kì 4 và nhóm IVB 

C. Chu kì 4 và nhóm IA 

D. Chu kì 4 và nhóm IIA 

Câu 30: Trung hoà hết 5,6 g một hiđroxit của kim loại nhóm IA cần dùng hết 100ml dung dịch HCl 1M .  Kim loại nhóm IA đó là :

A. Canxi 

B. Natri 

C. Kali 

D. Liti 

Câu 31: Ion M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là : 2s2 2p6 . Nguyên tố M là :

A. Magiê 

B. Natri 

C. Nhôm 

D. Kali 

Câu 32: Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ?

A. Số electron lớp ngoài cùng 

B. Độ âm điện của các nguyên tố 

C. Khối lượng nguyên tử 

D. Tính kim loại, tính phi kim . 


ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

D

C

B

D

B

C

A

B

A

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

A

A

A

B

D

D

A

D

A

B

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

B

A

D

D

B

A

B

D

D

C

Câu

31

32

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐA

C

C

 

 

 

 

 

 

 

 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021