logo

Dập dìu tài tử giai nhân nghĩa là gì


Đề bài: Viết đoạn văn ngắn 10 -15 dòng nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:


 

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

“Cảnh ngày xuân” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu trả lời đúng nhất:

"Truyện Kiều" là truyện thơ nôm xuất sắc của đại thi hào văn học dân tộc Nguyễn Du. Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là một trong số những đoạn trích thể hiện tài năng miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du. Người đọc có thể chiêm ngưỡng được bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, náo nhiệt trong cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh. Hai câu thơ: “Dập dìu tài tử giai nhân/Ngựa xe như nước áo quần như nêm” đã thể hiện rõ nhất sự đông đúc, náo nhiệt của ngày hội xuân. “Dập dìu tài tử giai nhân" nghĩa là có rất nhiều người con trai có tài có sắc đến tham gia hội. Hình ảnh so sánh: “Ngựa xe như nước; áo quần như nêm" miêu tả những đoàn người trong hội xuân rất nhộn nhịp; từng đoàn, từng đoàn người chen vai ních cánh đi trẩy hội, đông vui, rộn ràng. Bằng việc sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, kết hợp với hệ thống những từ ngữ giàu tính chất tạo hình và biểu cảm, nhà thơ đã gợi lên một không khí mùa xuân vừa đông vui, tấp nập; lại vừa tình tự và duyên dáng khi có sự góp mặt của các nam thanh nữ tú, trai tài, gái sắc. Dưới ngòi bút sáng tạo thần tình, cùng những rung cảm nghệ thuật độc đáo về mùa xuân, Nguyễn Du đã phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng và sống động, thấm đượm lòng người.

Cùng Top lời giải tham khảo một số đoạn văn về Truyện kiều nhé!


1. Bài văn cảm nhận về đoạn thơ sau trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

“Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Bài làm: 

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một trong những kiệt tác văn học đã kết tinh những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của thời đại. Nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã khắc họa bức tranh thiên nhiên cùng lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng.

Dập dìu tài tử giai nhân nghĩa là gì

>>> Xem thêm: Tóm tắt truyện Kiều

“Cảnh ngày xuân” nằm ở phần đầu của tác phẩm. Nội dung của đoạn trích kể về ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn” của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám.

Đến với bốn câu thơ mở đầu, người đọc sẽ cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp:

“Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy, “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”, ấy là khi những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, có nghĩa là thời gian lúc này đã là tháng ba. Đồng thời, bức tranh thiên nhiên còn được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”. Sắc cỏ tháng ba đầy tươi non, êm ái. lại còn trải đến “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một cánh đồng cỏ mênh mông hút tầm mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho nhà thơ Hàn Mặc Tử sau hơn một thế kỷ đã viết nên câu thơ: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Những bông hoa lê như người thiếu nữ còn đang e ấp. Chữ “điểm” có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội họa phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.

Với đoạn thơ đầu Nguyễn Du vẽ lên không gian mùa xuân tuyệt đẹp bằng những hình ảnh thiên nhiên. Từ đó, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa. Đoạn trích này sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.

>>> Xem thêm: Nguồn gốc của Truyện Kiều


2. Viết 10-15 dòng cảm nhận về đoạn thơ sau:

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn phong khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”

(Trích “Cảnh ngày xuân” – Nguyễn Du)

Bài làm:

Tuyệt tác "Truyện Kiều" của Nguyễn Du không chỉ mang những giá trị xã hội sâu sắc mà còn làm say lòng người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một trong số đó là đoạn trích "Cảnh ngày xuân . Đoạn thơ cuối Nguyễn Du đã mang lên một cảnh sắc hội tàn:

"Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn phong khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh"

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. "Tà tà" diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; "thơ thẩn" lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" của Xuân Diệu sau này) "thanh thanh" vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ "nao nao" trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ "nho nhỏ" gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: "ngọn tiểu khê" - dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu "nho nhỏ" lại nằm ở "cuối ghềnh" ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mớ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

--------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về câu thơ Dập dìu tài tử giai nhân/Ngựa xe như nước áo quần như nêm (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 21/06/2022 - Cập nhật : 21/06/2022