logo

Dàn ý nghị luận văn bản Chiếu dời đô ngắn gọn nhất

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Dàn ý nghị luận văn bản Chiếu dời đô ngắn gọn nhất. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý nghị luận văn bản Chiếu dời đô - Mẫu số 1

I. Mở bài:

- “Chiếu dời đô” không chỉ là một văn bản chính trị quan trọng của dân tộc mà còn là áng văn chính luận đặc sắc của Lý Thái Tổ - vị vua khai sinh ra vương triều nhà Lý.

II. Thân bài:

Luận điểm 1: Những tiền đề, cơ sở để dời đô (Lí do phải dời đô)

- Nhắc lại lịch sử dời đô của các triều đại hưng thịnh ở Trung Quốc:

   + Nhà Thương: 5 lần dời đô ; nhà Chu: 3 lần dời đô

   + Lí do dời đô của 2 nhà Thương, Chu: đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời, …hễ thấy thuận tiện thì đổi.

   + Kết quả của việc dời đô: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh

⇒ Những tấm gương sáng chứng minh dời đô là việc “thường niên” của các triều đại lịch sử.

- Phê phán hai nhà Đinh, Lê:

   + Khinh thường mệnh trời

   + Không biết noi theo các tấm gương sáng của 2 nhà Thương, Chu

   + Hậu quả: triều đại ngắn ngủi, nhân dân không thể phát triển được.

⇒ Những cơ sở thuyết phục để khẳng định dời đô là điều nên làm của các triều đại hưng thịnh, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhà Lý lúc bấy giờ đang rất cần một nơi hội tụ đầy đủ linh khí, sức mạnh đất trời để phát triển.

Luận điểm 2: Những lợi thế bậc nhất của thành Đại La

- Thành Đại La có những lợi thế tuyệt vời mà khó nơi nào có được

   + Vị trí địa lý: ở vào nơi trung tâm trời đất, hợp cả 4 hướng nam, bắc, đông, tây, phía trước là sông phía sau được bao bọc bởi núi.

   + Thế đất: “rồng cuộn hổ ngồi”, được coi là thế đất đẹp, có tương lai phát triển thịnh vượng

   + Địa thế: rộng rãi, bằng phẳng, đất cao, thoáng

   + Dân cư: không bị ảnh hưởng cảu thiên tai ngập lụt

   + Phong cảnh: tốt tươi, tràn đầy sức sống

⇒ Thành Đại La xứng đáng là thánh địa của trời đất, là nơi thích hợp nhất để đóng đô muôn đời. Qua đó, thể hiện khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia phong kiến.

Luận điểm 3: Lời tuyên bố của vua

- Chiếu là một thể văn chính luận được dùng để nhà vua ban bố mệnh lệnh đến quần thân, thiên hạ, vì vậy, lời văn trong chiếu thương trang trọng, cứng nhắc và mang sắc thái bắt buộc.

- Lời tuyên bố của vua Lý Thái Tổ lại khác: đầu tiên vua đưa ra mong muốn dời đô của bản thân, sau đó lại hỏi ý kiến quần thần ⇒ thể hiện sự gần gũi, mang tính dân chủ, không ép buộc, gò bó, xa cách. Đó chính là sự khác biệt của vua Lý Thái Tổ - một vị vua yêu nước, thương dân, hết lòng muốn cống hiến cho đất nước, cho nhân dân.

Luận điểm 4: Nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, logic, chứng cứ xác thực tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ

- Câu văn biền ngẫu tạo nhịp điệu

- Sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình

III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Chiếu dời đô” xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực.

- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Qua đó, ta thấy được tài năng lãnh đạo, tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng của vua Lý Thái Tổ đối với đất nước, nhân dân.


Dàn ý nghị luận văn bản Chiếu dời đô - Mẫu số 2

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lý Công Uẩn- là một vị vua sáng suốt, anh minh của dân tộc, là người có tầm nhìn xa trông rộng, thông minh tài trí.

- Chiếu dời đô là một tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử của dân tộc

II. Thân bài

Luận điểm 1: Lí do cần dời đô

- Dời đô là việc thường xuyên xảy ra trong lịch sử và đem lại lợi ích lâu dài

+ Nhà Thương: 5 lần dời đô

+ Nhà Chu: 3 lần dời đô

- Mục đích:

+ Kinh đô được đặt ở một nơi trung tâm của đất trời, phong thủy và khẳng định vị thế.

+ Thuận lợi cho sự nghiệp, mưu toan việc lớn.

+ Là nơi thích hợp để có thể tồn tại đất nước, tính kế muôn đời cho con cháu.

- Kết quả:

+ Vận mệnh đất nước được lâu dài.

+ Phong tục, tập quán, lối sống đa dạng, phồn thịnh.

- Nhà Đinh- Lê đóng đô một chỗ là hạn chế.

- Hậu quả:

+ Triều đại không lâu bền, suy yếu không vững mạnh dễ dàng bị suy vong.

+ Trăm họ hao tổn.

+ Số phận ngắn ngủi, không tồn tại.

+ Cuộc sống, vạn vật không thích nghi.

⇒  Dời đô là việc làm chính nghĩa, vì nước vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thực lực của nước ta lớn mạnh, ý chí tự cường.

Nguyên nhân chọn Đại La làm kinh đô

- Các lợi thế của thành Đại La

+ Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương.

+ Về địa lí: Trung tâm trời đất, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng, địa thế đẹp, lợi ích mọi mặt.

+ Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt, mọi vật phong phú, tốt tươi, là mảnh đất thịnh vượng ⇒ Xứng đáng là nơi định đô bền vững, là nơi để phát triển, đưa đất nước phát triển phồn thịnh

- Bài Chiếu bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn có tính chất tâm tình khi nhà vua hỏi qua ý kiến các quần thần.

⇒  Luận cứ có tính thuyết phục vì được phân tích trên nhiều mặt ⇒ Chọn Đại La làm kinh đô là một lựa chọn đúng đắn, nên đây xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vướng muôn năm.

- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: Bài chiếu như một lời tâm sự của nhà vua với nhân dân, quần thần, cho thấy sự thấu tình đạt lí, thể hiện sự anh minh của nhà vua trong sự nghiệp gây dựng đất nước.

Luận điểm 2: Những lợi thế bậc nhất của thành Đại La 

- Thành Đại La có những lợi thế tuyệt vời mà khó nơi nào có được

   + Vị trí địa lý: ở vào nơi trung tâm trời đất, hợp cả 4 hướng nam, bắc, đông, tây, phía trước là sông phía sau được bao bọc bởi núi.

   + Thế đất: “rồng cuộn hổ ngồi”, được coi là thế đất đẹp, có tương lai phát triển thịnh vượng

   + Địa thế: rộng rãi, bằng phẳng, đất cao, thoáng

   + Dân cư: không bị ảnh hưởng cảu thiên tai ngập lụt

   + Phong cảnh: tốt tươi, tràn đầy sức sống

⇒ Thành Đại La xứng đáng là thánh địa của trời đất, là nơi thích hợp nhất để đóng đô muôn đời. Qua đó, thể hiện khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia phong kiến.

Luận điểm 3: Lời tuyên bố của vua

- Chiếu là một thể văn chính luận được dùng để nhà vua ban bố mệnh lệnh đến quần thân, thiên hạ, vì vậy, lời văn trong chiếu thương trang trọng, cứng nhắc và mang sắc thái bắt buộc.

- Lời tuyên bố của vua Lý Thái Tổ lại khác: đầu tiên vua đưa ra mong muốn dời đô của bản thân, sau đó lại hỏi ý kiến quần thần ⇒ thể hiện sự gần gũi, mang tính dân chủ, không ép buộc, gò bó, xa cách. Đó chính là sự khác biệt của vua Lý Thái Tổ - một vị vua yêu nước, thương dân, hết lòng muốn cống hiến cho đất nước, cho nhân dân.

Luận điểm 4: Nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, logic, chứng cứ xác thực tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ

- Câu văn biền ngẫu tạo nhịp điệu

- Sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình

III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Chiếu dời đô” xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực.

- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Qua đó, ta thấy được tài năng lãnh đạo, tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng của vua Lý Thái Tổ đối với đất nước, nhân dân.\

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Dàn ý nghị luận văn bản Chiếu dời đô ngắn gọn nhất do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 03/05/2021 - Cập nhật : 04/05/2021