logo

Campuchia thời phong kiến

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác về: “Campuchia thời phong kiến” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 10.


Campuchia thời phong kiến

- Từ thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Campuchia (Ăng-co, 802 - 1432). Dưới thời Ăng-co, nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

- Các vua thời Ăng-co không ngừng mở rộng lãnh thổ, từ thế kỉ X đến XII, Campuchia là một trong những vương quốc mạnh và hiếu chiến nhất Đông Nam Á.

- Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181 - 1201), Campuchia tiến đánh Cham-pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến Bắc bán đảo Mã Lai.

- Cuối thế kỷ XIII, Campuchia bắt đầu suy yếu, vào thế kỉ XIV, Vương quốc Thái thành lập và nhiều lần gây chiến với Campuchia. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432, người Khơ - me bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía  cư trú Nam Biển Hồ (Phnôm Pênh ngày nay).

- Năm 1863, Campuchia bị thực dân Pháp xâm lược.

- Hơn một nghìn năm phong kiến, Campuchia có nền văn hóa riêng rất độc đáo.


Kiến thức tham khảo về Vương quốc Campuchia


1. Khái quát chung về Vương quốc Campuchia

Vương quốc Campuchia (cũng còn được gọi là Căm Bốt (theo tiếng Pháp: Cambodge) hay Cao Miên (theo âm Hán-Việt của từ “Khmer”)

- Tên nước: Vương quốc Campuchia (The Kingdom of Cambodia)

-Quốc khánh: 09/11/1953 (ngày Pháp trao trả độc lập)

- Diện tích: 181.035 km2

- Thủ đô: Phnôm Pênh (Phnom Penh).

[ĐÚNG NHẤT] Campuchia thời phong kiến

Thể chế chính trị

Hệ thống hành chính Campuchia được tổ chức theo 04 cấp (Trung ương, tỉnh/thành, quận/huyện, xã/phường). Hiện có 25 tỉnh/thủ đô; 197 thành phố/quận/huyện, 1.633 xã phường. 

Kinh tế

Campuchia là nước nông nghiệp với 20% diện tích đất nông nghiệp và khoảng 80% dân số làm nghề nông

Chính sách đối ngoại

Theo quy định của Hiến pháp, Campuchia thực hiện chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác


2. Điều kiện tự nhiên - dân cư - văn hóa Campuchia

* Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam giáp biển (400 km). Sông ngòi: Tập trung trong 3 lưu vực chính (Tôn-lê Thom, Tôn-lê Sap và Vịnh Thái Lan). Phân bố địa hình: Đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập trung ở hướng Nam và Đông Nam, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước.

- Khí hậu: Nhiệt đới với hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4). Nhiệt độ dao động từ 21oC đến 35oC. 

- Đất nước Campchia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.

* Dân cư

- Dân tộc: Người Khmer chiếm đa số, khoảng 90%. Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác. 

- Họ giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ sớm tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn.

* Văn hóa:

- Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình - chữ Khơ-me cổ.

-Tôn giáo: Đạo Phật được coi là Quốc đạo (90% dân số Campuchia theo Phật giáo), ngoài ra có các tôn giáo khác như đạo Thiên chúa, đạo Hồi, …

- Văn học dân gian và văn học viết với những truyện thần thoại, truyện cười, truyện trạng, truyện thơ... phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, tình cảm giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng. Nổi tiếng nhất là thể loại trường ca Diêm kê là thể loại sáng tác bằng thơ ca dân gian dài hàng vạn câu. Cốt truyện chủ yếu vay mượn từ sử thi Ramayana của Ấn Độ.

- Kiến trúc Hin-đu giáo và kiến trúc Phật giáo: Quần thể Ăng - co Vát và Ăng - co Thom...

- Ẩm thực Campuchia, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt

icon-date
Xuất bản : 16/04/2022 - Cập nhật : 26/11/2022