logo

Cảm nhận đoạn thơ: Lá bàng non ngon lành như ăn được

Ai cũng biết đến Xuân Diệu với những áng thơ về tình yêu rất mãnh liệt về cảm xúc và vô cùng lãng mạn. Trong tình yêu vô hạn với cuộc đời, ông dành nhiều tình cảm cho mùa Xuân. Nhà thơ có nói đến mùa hạ, mùa thu và cả mùa đông nhưng với mùa xuân, điệu thơ luôn đưa đến cho người đọc một xúc cảm hân hoan, tràn đầy. Dưới đây là bài văn mẫu Cảm nhận đoạn thơ: Lá bàng non ngon lành như ăn được…, mời các bạn cùng tham khảo


Dàn ý Cảm nhận đoạn thơ: Lá bàng non ngon lành như ăn được…

Cảm nhận đoạn thơ: Lá bàng non ngon lành như ăn được

Mở bài:

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và nội dung đoạn Lá bàng non ngon lành như ăn được….

Thân bài:

- Hình ảnh lá bàng non gợi cho ta sức sống tươi mới của mùa xuân, những chiếc lá bàng non trông như những bàn tay đang vẫy chào đón mùa xuân đến.

- Tác giả Xuân Diệu đã miêu tả thành công hình ảnh của những chiếc lá bàng non đâm chồi nảy lộc chào đón mùa xuân tới.

- Xuân Diệu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, từ láy để làm tăng thêm sức hút cho đoạn thơ.

Kết bài:

Khái quát lại vấn đề


Cảm nhận đoạn thơ: Lá bàng non ngon lành như ăn được…

Lá bàng non ngon lành như ăn được.

Trời tạnh mà lá mới ướt như mưa.

Nhựa bàng đỏ còn thắm đầu lá biếc;

Gió rào rào tốc áo lá còn thưa.

       Mùa xuân đến, muôn hoa khoe sắc cây cối đâm chồi nảy lộc những mầm xanh. Mới chỉ vài hôm mà những tán lá bàng non mơn mởn đã thi nhau đâm chồi, vươn ra kín các cành bàng khẳng khiu. Đoạn văn trên miêu tả cây bàng thay lá khi mùa xuân đến, mang lại màu xanh của sự sống trên những cành cây trụi lá.

Cảm nhận đoạn thơ: Lá bàng non ngon lành như ăn được

      Hình ảnh lá bàng non gợi cho ta sức sống tươi mới của mùa xuân, những chiếc lá bàng non trông như những bàn tay đang vẫy chào đón mùa xuân đến. Những chiếc lá bàng xanh man mát làm cho người ta cảm giác như có thể ăn được ngon lành ngay khi nhìn thấy những chiếc lá bàng non đó. 

      Mặc dù trời không có mưa, trời mùa xuân mát mẻ những tia nắng nhẹ nhàng chiếu rọi qua những cành lá mà những chiếc lá bàng non trông như là bị ướt. Màu của lá bàng non đẹp thật, trông dễ chịu thật, tác giả đã làm cho người đọc cảm nhận được sự dễ chịu và mát mẻ khi mùa xuân đến. 

     Tác giả quan sát và cho biết "khi những chồi non xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ" thì cây bàng nảy thêm một lứa lộc thứ hai "màu đỏ đọt". Những cơn gió xuân nhè nhẹ khiến cho mợi cảnh vật trở lên nhiệm màu hơn. Gió rào rào xen vào những cành cây, kẽ lá lộ ra những chồi non thưa thớt đang ngày một lớn dần, đua nhau vươn ra những cành lá xum xuê chào đón mùa xuân và bắt đầu một hành trình mới, một khởi đầu mới chào mùa xuân đã đến. 

      Bên cạnh những lời thơ da diết. tác giả Xuân Diệu còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa. Xuân Diệu so sánh lá bàng non như một món ăn ngon lành, mà chúng ta có thể thưởng thức được. Lá bàng non xanh mát, tạo cho chúng ta dư vị của mùa xuân tươi mới. Bên cạnh biện pháp so sánh tác giả còn sử dụng biện pháp nhân hóa, giúp cho đoạn thơ thêm sinh động và lôi cuốn người đọc, tạo cho người đọc cảm giác được gần gũi với thiên nhiên. 

      Qua đoạn thơ trên tác giả cho ta thấy hình ảnh cây bàng non đâm chồi thật đẹp và báo hiệu cho ta một mùa xuân đã đến. Từng lớp lá xanh non đâm chồi trên cành cây khẳng khiu chính là báo hiệu xuân đã đến. Mùa xuân thật tuyệt vời và tươi mới đem lại cho chúng ta sự dễ chịu, mùa xuân là mùa để chúng ta vui chơi lễ hội, có thời gian quây quần bên gia đình vào dịp tết đến xuân về. Mùa xuân về làm cho thiên nhiên, cỏ cây, con người như được mặc thêm lớp áo mới. Cây bàng cũng được mặc lên mình một màu xanh non, xanh man mát. Mùa xuân thật kì diệu. 

------------------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn bài văn mẫu Cảm nhận đoạn thơ: Lá bàng non ngon lành như ăn được…. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 02/02/2023 - Cập nhật : 15/08/2023