logo

Cảm nhận của anh chị về tâm trạng nhân vật chí phèo trong đoạn trích sau bát cháo húp xong rồi

Cảm nhận của anh chị về tâm trạng nhân vật chí phèo trong đoạn trích sau bát cháo húp xong rồi. Truyện ngắn "Chí Phèo" là một kiệt tác đã làm nên tên tuổi nhà văn Nam Cao. Tác phẩm nói về bi kịch bị tha hóa của người nông dân trong xã hội cũ và chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng độc giả có lẽ là diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau ăn xong bát cháo hành. Để hiểu rõ hơn về tình tiết này, mời thầy cô và các bạn tham khảo bài văn mẫu dưới đây


Dàn ý cảm nhận của anh chị về tâm trạng nhân vật chí phèo trong đoạn trích sau bát cháo húp xong rồi

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, đoạn trích 

II. Thân bài 

1. Nghị luận khái quát 

- Tác giả Nam Cao: một nhà văn xuất xắc của nền văn học Việt Nam, ông là một người theo chủ nghĩa hiện thực, vì vậy ngòi bút của ông thường đi sâu để khắc học rõ nét nhất hiện thực người dân nghèo bị đàn áp, bóc lột trong xã hội đương thời.

- Tác phẩm Chí Phèo là một trong những đỉnh cao của Nam Cao

- Khái quát vấn đề của đoạn trích: Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi húp xong bát cháo hành 

2. Phân tích

- Sau cuộc gặp gỡ đêm qua, sáng sớm Thị đã mang cháo sang cho Chí

- Sau khi ăn xong bát cháo hành: “Thấy lòng mình như trẻ con”, “thèm lương thiện”, “muốn làm hòa với mọi người” => Sự quan tâm chăm sóc của Thị cùng bát cháo hành đã khiên cho hắn khao khát sự thiện lương => dấu hiệu của nhân tính quay về, đồng thời cũng hé mở con đường trở lại lại làm người lương thiện của Chí Phèo.

3. Tổng kết lại giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm. 

4. Tình cảm của nhà văn dành cho tác phẩm.

III. Kết bài 

Cảm nhận của em về tác phẩm.

Dàn ý cảm nhận của anh chị về tâm trạng nhân vật chí phèo trong đoạn trích sau bát cháo húp xong rồi

Cảm nhận của anh chị về tâm trạng nhân vật chí phèo trong đoạn trích sau bát cháo húp xong rồi

      Nam Cao là một nhà văn hiện thực tiêu biểu, các sác tác của ông tràn đầy giá trị nhân đạo. Trước cách mạng tháng tám, các sáng tác của ông thường xoay quanh hai đề tài chính đó là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Trong đó không thể không nhắc tới sự thành công kiệt tác Chí Phèo, không chỉ xuất sắc về mặt nội dung, mà còn thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn. 

      Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi, không cha cũng chẳng mẹ, được mọi người trong làng truyền tay nhau mà nuôi nấng. Hai mươi tuổi, Chí là một anh nông dân thanh điền khỏe manh, lương thiện, chăm chỉ, có những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ. Nhưng chỉ vì bóp chân cho bà Ba nên Chí trong cơn ghen tuông Bá Kiến đã đẩy Chí vào nhà tù thực dân tận bảy, tám năm với. Sau khi ra tù, Chí Phèo mang một ngoại hình gớm giếc:” đầu trọc lốc”, ” răng cạo trắng hớn”, trên người đầy những hình xăm. Một Chí Phèo lương thiện giờ đây đã bị nhào năn, bị biến đổi, trở thành một kẻ lưu manh, lấy nghề rạch mặt ăn vạ để kiếm sống. Số phận bi đát của người nông dân lương thiện đã bị xã hội thực dân nửa phong kiến nhào nặn, tàn phá tâm hồn, hủy diệt tâm tính, trở nên tha hóa và biết chất về cả nhân hình lẫn nhân tính.

Cảm nhận của anh chị về tâm trạng nhân vật chí phèo trong đoạn trích sau bát cháo húp xong rồi

       Trong một lần đi uống rượu về, lạ thay nay hắn không về thẳng nhà như mọi khi mà ra bờ sông tắm. Cũng chính lúc ấy, Chí gặp Thị - một người đàn bà có ngoại hình “ma chê quỷ hờn” đang nằm bên gốc chuối. Mặc kệ những tiếng kêu la của Thị Nở, và thế là trong đêm trăng sáng ấy giữa Chí Phèo và Thị Nở đã nảy sinh một mối tình đẹp đẽ, nhưng mối tình ấy cũng chẳng kéo dài được lâu mà chỉ diễn ra vỏn vẹn trong năm ngày. Đêm hôm ấy, Chí bị cảm nặng, thấy vậy, Thị Nở liền dìu Chí Phèo vào lều, sáng hôm sau đã mang một bát cháo to sang cho Chí với ý nghĩ: “Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà…” . Trong ý nghĩ ấy tràn ngập sự quan tâm, tình thương của Thị dành cho. Chi tiết bát cháo hành được nhà văn Nam Cao khắc họa chứa đựng nhiều ý nghĩa, giá trị nhân đạo sâu sắc.
Đối với Thị Nở, bát cháo hành không chỉ thể hiện ý thức trách nhiệm, mà bát cháo ấy còn đại diện cho tấm lòng chân thành, tình yêu thương thật lòng của Thị Nở dành cho Chí Phèo. Và thế là Thị đã quyết định sẽ mang bát cháo ấy sang cho Chí Phèo. 
Đối với Chí Phèo, bát cháo hành ấy không chỉ giúp hắn giải cảm, vượt qua trận ốm, mà nó còn là một phương thốc, một ánh sáng soi chiếu giúp Chí thức tích, dần lấy lại phần nhân tính ẩn sâu trong con người mình. Có thể nói bát cháo hành chính là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, qua đó thể hiện sự tài hoa của ngòi bút Nam Cao. Sự quan tâm, chăm sóc của Thị, và đã biệt là bát cháo hành đã khiến người mất nhân tính như hắn có thêm hi vọng để qua trở lại làm người lương thiện. Đó là lần đầu tiên trong đời mà Chí nhận được sự quan tâm, chăm lo từ một người khác, mà hơn hết đây lại là từ một người đàn bà. Từ xưa đến nay những gì hắn có đều là đi dọa nạt, cướp giật mà có chứ chưa bao giờ hắn được cho không cái gì. Qua đó Nam Cao đã khắc họa rõ nét hiện thực đời sống thê thảm, bị gạt ra khỏi lề xã hội của Chí Phèo trong hoàn cảnh hiện tại. Không chỉ vậy, Chí còn thèm tình yêu, khao khát muốn hòa nhập với cuộc sống, muốn làm hòa với mọi người: “ Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”. Như vậy, bát cháo hành như một liều thuốc kì diệu, đã góp phần làm thức tỉnh phần nhân tính bị chôn vùi bấy lâu nay của Chí Phèo. Đồng thời đó cũng là hương vị của sự hạnh phúc hiếm hoi, tình yêu thương muộn màng mà lần đầu tiên Chí nhận được. Qua đó bát cháo hành, và tình cảm của Thị đã giúp cho Chí thức tỉnh bản chất lương thiện của mình.      

      Bát cháo hành là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc và quan trọng nhất, nó đã góp rất lớn để tiếp tục thúc đẩy mạch truyện được phát triển. Qua đó còn khắc họa nét tính cách, diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo. Đồng thời chi tiết này là một phát hiện mới, một phát hiện mang tính trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người, ngay cả khi bị biến chất trở thành quỷ dữ, Nam Cao luôn có niềm tin mãnh liệt vào phần người, phần nhân tính ẩn dấu bên trong của mỗi con người, và chỉ cần trong những điều kiện hay hoàn cảnh thích hợp thì nhất định con người có xấu xa, bị tha hóa đến mấy cũng sẽ được cảm hóa.

      Qua đó, Nam Cao đã thành công lên án, vạch trần bộ mặt tàn ác nham hiểm của bọn thực dân phong kiến thống trị đã đẩy những người dân lao động và bước đường cùng. Đồng thời cũng phản ánh những mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa trong lòng xã hội Việt Nam trước Cách Mạng

-------------------------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho bạn bài văn mẫu Cảm nhận của anh chị về tâm trạng nhân vật chí phèo trong đoạn trích sau bát cháo húp xong rồi. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 12/01/2023 - Cập nhật : 15/08/2023