logo

Cách viết liên hệ mở rộng trong văn nghị luận

Trong bất cứ bài văn nào dẫn chứng là một điều vô cùng quan trọng, các dẫn chứng đó sẽ là một phần liên hệ mở rộng trong các bài văn. Cách viết liên hệ mở rộng trong văn nghị luận nên làm theo 3 bước: Bước thứ nhất dẫn dắt; Bước thứ hai đưa ra ngữ liệu liên hệ; Bước thứ ba bàn luận, tạo sự liên kết giữa ngữ liệu mở rộng và vấn đề đang nghị luận từ đó làm sâu sắc hơn vấn đề. Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết các bước trên trong nội dung dưới đây


1. Liên hệ mở rộng trong văn nghị luận cần bao nhiêu là đủ?

Không có số lượng nào cụ thể, cũng không có định mức như thế nào là đủ cả. Việc liên hệ nhiều hay ít phụ thuộc vào vốn hiểu biết của các bạn, dung lượng các bạn có thể việc trong khoảng thời gian thi nhất định. Như vậy bạn cần phải có sự chuẩn bị trước cho các phần liên hệ này. 


2. Liên hệ có những loại nào? Làm như thế nào để liên hệ?

Thường gặp nhất là các bạn có thể liên hệ mở rộng với các tác phẩm khác hoặc liên hệ mở rộng với nhận định. Ngoài ra chúng ta có thể liên hệ mở rộng với thực tế nhưng lưu ý vì đây là một bài nghị luận văn học nên phần liên hệ thực tế có thể có nhưng không nên quá nhiều.

 a) Hướng dẫn liên hệ, mở rộng

- Dung lượng viết không cho phép vậy nên nếu để lựa chọn giữa 2 khía cạnh liên hệ hay mở rộng vấn đề thường chúng ta nên chọn liên hệ. Liên hệ có thể xuất hiện trong kết đoạn hoặc trước kết đoạn tùy theo.

- Liên hệ xuất hiện trước khi kết đoạn:

+ Cách 1: Với những gì học được từ trích dẫn, tôi hiểu rằng mình cần phải….

+ Cách 2: Sẽ là rất khó khăn với bất cứ ai muốn thay đổi bản thân mình và cá nhân tôi nghĩ rằng mình cũng cần phải thay đổi từ những điều nhỏ nhất như: để ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

>>> Xem thêm: Văn nghị luận là gì?

b) Hướng dẫn viết kết đoạn - Liên hệ trong kết đoạn

- Bước 1: Khẳng định lại quan điểm, bài học

+ Ví dụ 1:….ở thời điểm hiện tại vẫn đang là một trong những vấn đề nhức nhối đòi hỏi…

+ Ví dụ 2: Câu trích dẫn đã để lại cho chúng ta bài học đáng quý, đó là…

- Bước 2: Thông điệp có giá trị

+ Ví dụ: Trích dẫn “….” đã đem tới cho tôi một bài học đáng trân trọng. Vượt lên trên cả điều này, tôi cảm nhận được rằng bất cứ ai đang đọc bài viết này cũng sẽ nhận được giá trị nhiều như vậy.

Cách viết liên hệ mở rộng trong văn nghị luận

+ Ví dụ: Khi phân tích cách nhà văn Nguyễn Tuân sử dụng từ ngữ trong “Người lái đò sông Đà”, chúng ta có thể liên hệ với nhận định:

"Mỗi công dân đều có một dạng vân tay

Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ

Không trộn lẫn”

                                               (Lê Đạt)

=> để thấy được sự độc đáo, riêng biệt trong cách tác giả sử dụng từ ngữ

- Khi phân tích nỗi nhớ của tình yêu trong bài thơ “Sóng” - Xuân Quỳnh, các bạn có thể liên hệ với các tác phẩm khác như:

“Anh tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi”

                                            (Xuân Diệu)

 

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than”

                                            (Ca dao)

 

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người”

                                                (Tương tư - Nguyễn Bính)

- Khi phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến “không mọc tóc”, các bạn có thể liên hệ với hình ảnh bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiếu chủ động cạo tóc để thuận tiện tham gia chống dịch. Từ đó khẳng định sâu sắc tinh thần hi sinh để bảo vệ tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam trong mọi thời đại.

>>> Xem thêm: Lập luận trong bài văn nghị luận là gì?


3. Cách viết liên hệ mở rộng trong văn nghị luận

Để liên hệ mở rộng nên làm theo 3 bước: Bước thứ nhất dẫn dắt; Bước thứ hai đưa ra nhữ liệu liên hệ; Bước thứ ba bàn luận, tạo sự liên kết giữa ngữ liệu mở rộng và vấn đề đang nghị luận từ đó làm sâu sắc hơn vấn đề.

 Ví dụ khi liên hệ câu thơ “Cái kèo cái cột thành tên” (Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm), Em có thể viết theo ba bước:

- Bước 1: Cái kèo cái cột thân vốn tưởng quá đỗi bình dị và quen thuộc lại đi vào thơ ca Nguyễn Khoa Điềm.

- Bước 2: Xa xưa, người Việt đã quan niệm đặt tên cho con càng xấu thì càng dễ nuôi. Giống như trong truyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, bà cụ Tứ có hai đưa con: trai là Tràng, gái là Đục.

- Bước 3: Kèo, cột hay tràng, đục - những dụng cụ cơ bản của nghề làm mộc đều gắn liền với cuộc sống hàng ngày và lao động sản xuất. Nó không chỉ dừng lại ở cái tên mà đó còn là nơi lưu giữ phong tục tập quán lâu đời của dân tộc.

----------------------------------

Như vậy, qua bài viết chúng ta đã nắm được cách viết liên hệ mở rộng trong văn nghị luận và cung cấp kiến thức các bước để liên hệ mở rộng một bài văn nghị luận. Hi vọng với những thông tin mà Top lời giải cung cấp trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 21/06/2022 - Cập nhật : 30/11/2022