logo

Cách soạn văn lớp 6 và các bài tham khảo

Soạn văn là một công việc quan trọng, nó thể hiện sự chăm chỉ, cần cù của học sinh. Không chỉ vậy, khi soạn văn tốt sẽ giúp bạn hiểu bài trên lớp hơn. Nhưng không phải ai cũng biết cách soạn văn lớp 6 hiệu quả. Để giúp bạn soạn văn tốt hơn Top lời giải sẽ hướng dẫn cách soạn văn lớp 6 đạt hiệu quả cao.

Cách soạn văn lớp 6 và các bài tham khảo

BƯỚC 1: ĐỌC KỸ TẤT CẢ CÁC PHẦN CÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Trong sách giáo khoa là có những thông tin vô cùng quan trọng và bắt buộc mà tất cả các em học sinh phải học tập theo.

Các bạn muốn soạn văn lớp 6 tốt thì việc cơ bản đầu tiên bạn phải làm là đọc toàn bài bạn cần soạn để bạn hiểu hơn về những nội dung cơ bản trong tác phẩm, các vấn đề quan trong trong bài và những kiến thức trong làm văn.

ĐỌC KỸ PHẦN TÁC PHẨM

Có nhiều bạn vẫn mang quan điểm rằng đọc văn bản là điều không thực sự cần thiết vì chỉ cần sách học tốt, sách tham khảo, đọc sơ qua là có thể hiểu hết vấn đề. Nhưng đây là một sai lầm rất lớn. Đọc kỹ phần tác phẩm là cách soạn văn lớp 6 cơ bản nhất.

Cách soạn văn lớp 6 và các bài tham khảo (ảnh 2)

Cách soạn môn ngữ văn lớp 6 hiệu quả nhất

Nếu bạn không đọc phần tác phẩm bạn sẽ không nắm được rõ các ý mà tác giả muốn nói đến thông qua tác phẩm, các ý chính của bài. Do đó nếu bạn không đọc văn bản khi soạn sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình học môn văn của bạn.

ĐỌC KỸ PHẦN CHÚ THÍCH

Phần chú thích trong sách giáo khoa là phần giải thích cho các từ khóa, từ Hán Việt có trong văn bản.

Khi các bạn đọc phần chú thích sẽ hiểu kỹ hơn về phần văn bản và biết thêm một số từ Hán Việt giúp vốn từ của bạn trở lên phong phú hơn, đa dạng hơn.

Câu hỏi đặt ra tại sao cần như vậy? Vì phần chú thích chính là phần giải thích các từ khóa trong văn bản đó, các em khi đọc kỹ phần chú thích sẽ hiểu thêm về văn bản, có thêm vốn từ phong phú như từ Hán Việt.

ĐỌC KỸ PHẦN GHI NHỚ

Đọc kỹ phần ghi nhớ cũng là cách soạn văn lớp 6 hiệu quả. Vì trong phần ghi nhớ sẽ nêu cho bạn những ý chính, những điều cần nhớ trong bài cũng như những điều mà tác phẩm muốn nói lên là gì. Từ đó bạn sẽ học bài, làm bài dễ hiểu, dễ làm hơn.


BƯỚC 2: TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI CÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

TRẢ LỜI HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI CÓ TRONG PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Phần hệ thống các câu hỏi có trong phần đọc – hiểu văn bản chính là nền tảng quan trọng giúp bạn hiểu hơn phần nội dung chính của văn bản. Vì vậy, việc trả lời lần lượt tất cả các câu hỏi trong phần này cũng chính là cách soạn văn lớp 6 tốt.

Hướng dẫn cách soạn văn lớp 6 hiệu quả

Việc trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa là cách tốt nhất giúp bạn khám phá, tìm tòi, xác định và tiếp cận hơn về những phần kiến thức cơ bản tác phẩm muốn nói đến.

Không chỉ vậy, khi bạn đã trả lời hết các câu hỏi trước khi đến lớp kết hợp với việc nghe bài giảng của cô giáo sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn về phần kiến thức đó.

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI CÓ TRONG PHẦN TIẾNG VIỆT

Đối với phần này, bạn chỉ cần phân tích thật kỹ những ví dụ cụ thể có trong sách giáo khoa và từ đó rút ra những nhận xét, kết luận và lấy một vài ví dụ tương tự có trong đời sống hàng ngày để hiểu rõ hơn về vấn đề đó.

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI CÓ TRONG PHẦN TẬP LÀM VĂN

Cũng giống như 2 phần trên, cách soạn văn lớp 6 hiệu quả cho phần này là bạn cần phân tích thật kỹ văn bản mẫu từ lý thuyết đến những ví dụ thực tế.

Khi bạn phân tích kỹ thì sẽ tự mình rút ra được bài học và những nội dung chính mà chúng ta cần học theo.


BƯỚC 3: SƯU TẦM KIẾN THỨC KHÁC CÓ TRONG SÁCH THAM KHẢO

Bên cạnh việc tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa, bạn cũng có thể tìm các sách, tài liệu tham khảo khác để nâng cao thêm kiến thức của mình.

Bạn cũng có thể xem thử văn mẫu xem người ta làm có ý gì hay mà mình có thể vận dụng nhưng quan trọng là không được sao chép y nguyên phải biến kiến thức của người khác thành kiến thức của chính mình.

Đây cũng chính là cách soạn ngữ văn lớp 6 hiệu quả.

Lớp 6 là lớp vô cùng quan trọng, là lớp khởi đầu cho các em bước vào kiến thức của bậc Trung học cơ sở, nó sẽ khác so với bậc tiểu học.

Nên muốn học tốt môn văn hay bất cứ môn nào khác, bạn phải soạn bài trước ở nhà để khi đến lớp nghe giảng sẽ hiểu hơn về bài mình đang học. Chúc các bạn nhanh chinh phục được môn Văn.

Cách soạn văn lớp 6 và các bài tham khảo (ảnh 3)

Cùng Top lời giải soạn một số bài văn mẫu nhé

Soạn bài Cô Tô

1. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
2. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sao khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào ? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ ( đặc biệt là tính từ ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài.
3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển ( từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh ) là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây ?
4. Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn ? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy ?

Lời giải:

A. Bố cục 

 - Đoạn 1 : Từ đầu đến "mùa sóng ở đây" : Cảnh đẹp Cô Tô sau trận bão đi qua

- Đoạn 2 : Tiếp đến "là là nhịp" : Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 : Còn lại : Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô. 

B. Tóm tắt

Bài Cô Tô được trích tư một tác phẩm kí dài cùng tên của Nguyễn Tuân. Bài (trích) này thể hiện vẻ đẹp sinh động và tươi sáng của bức tranh thiên nhiên cũng như đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô, cách bờ biển tỉnh Quảng Ninh chừng 100 km.

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 : Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?

- Đoạn 1 : Từ đầu đến "mùa sóng ở đây" : Cảnh đẹp Cô Tô sau trận bão đi qua

- Đoạn 2 : Tiếp đến "là là nhịp" : Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 : Còn lại : Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.  

Câu 2 : Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sao khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào ? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ ( đặc biệt là tính từ ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài.

Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý sau :

 - Một ngày trong trẻo, sáng sủa ;

- Cây thêm xanh mượt ;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn ;

- Cát lại vàng giòn hơn ;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu 

Câu 3 : Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển ( từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh ) là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây ?

Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô :

- Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kinh lau hết mây hết bụi.

- Đoạn miêu tả kiểu mẫu mà người đọc không thể bỏ qua được một câu chính là hình tượng mặt trời : "Tròn trĩnh, phúc hậu [...], là là nhịp cánh".

-> Bức tranh bình minh trên biển thật đẹp, thật rực rỡ, thật tráng lệ và dào dạt chất thơ.

- Tác giả đã sử dụng rất nhiều những hình ảnh so sánh bất ngờ.

Ví dụ : (Mặt trời) tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

Người ta có thể nói "mặt trời đỏ bầm như người say rượu"; "Chiều, mặt trời xa trông như giọt phẩm". Phải có lòng yêu thiên nhiên như chàng thi sĩ say giai nhân mới thấy khuôn mặt Thúy Vân của mặt trời  "tròn trĩnh, phúc hậu" rất dịu dàng, nữ tính và căng tràn sức sống. "Mặt trời như khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu" đã là một so sánh. Nguyễn Tuân lại dùng cái hình tượng gợi cảm ấy để so sánh tiếp với "lòng đỏ một quả trứng" thật nhỏ bé gần gũi trong thực đơn một bữa ăn sáng giàu chất dinh dưỡng. Người đọc bất ngờ bởi đây là quả trứng khổng lồ "quả trứng thiên nhiên đầy đặn". Mặt trời vừa giống người, vừa là một sản phẩm của thiên nhiên kì diệu. Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu thật hợp với lẽ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Khi nhìn ngoại giới với "cái nhìn ẩm thực" như vậy thì lẽ tất nhiên lòng đỏ quả trứng ấy phải đặt trên cái mâm bạc.

Và so sánh tiếp theo "y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên biển Đông". Thiên nhiên đã ban tặng cho người lao động bình dị món ăn tinh thần, món ăn cổ tích.

Câu 4 : Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn ? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy ?

Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh :

- Cái giếng nước ngọt ... cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.

-> So sánh ngang bằng và không ngang bằng đã tạo nên một cảm nhận kỳ lạ. Giếng mà lại quan hệ tới bến và chợ ở đất kiền.

- Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc.

- Từng đoàn thuyền, lũ con lành.

-> Hàng loạt các so sánh đã cho ta thấy cuộc sống thật bình yên, giản dị và hạnh phúc.

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão : Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành. Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hòa.

II - Luyện tập 

Câu 1 : Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em đã quan sát được.

Có thể tham khảo đoạn văn sau :

Bình minh trên biển vô cùng rực rỡ, tráng lệ. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc... Cảnh vật khoác lên mình bộ quần áo non tơ, mỡ màng và trong trẻo đến kì lạ.

Câu 2 : Chép lại và học thuộc đoạn văn (từ Mặt trời nhú lên dần dần đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh).

Sách Ngữ văn 6 thuộc bộ sách giáo khoa Cánh Diều được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ngoài Bài mở đầu, sách có 10 bài học chính và chia làm hai tập.

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi

1. Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.

2. Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau :

a) Nhân vật chính trong truyện là ai ? (Kiều Phương, người anh trai hay cả hai ?) Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính ?

b) Truyện được kể theo lời của nhân vật nào ? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì ?

3. Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh (nhân vật kể chuyện) và cho biết :

a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm : từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b) Vì sao khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa ?

c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" của em gái : Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

4. Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ ... lòng nhân hậu của em con đấy) ? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh ?

5. Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện ? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu, ...) ?

Lời giải:

A. Bố cục :

- Đoạn 1 : Từ đầu đến phát huy tài năng : Tài năng của em gái được phát hiện.

- Đoạn 2 : Tiếp đến anh cùng đi nhận giải : Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.

- Đoạn 3 : Còn lại : người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng em gái.

B. Tóm tắt

Kiều Phương là cô bé hay lục lọi đồ vật và bôi bẩn mặt mình. Hóa ra em tự chế màu vẽ và vẽ rất đẹp.

Người anh khi phát hiện ra em có tài năng thì ghen tị và mặc cảm, tình cảm với em gái không thân như trước.

Nhờ đi xem bức tranh giải nhất của em gái, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em đồng thời cũng nhận ra những hạn chế, thiếu sót của mình.

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 : Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.

Kiều Phương là cô bé hay lục lọi đồ vật và bôi bẩn mặt mình. Hóa ra em tự chế màu vẽ và vẽ rất đẹp.

Người anh khi phát hiện ra em có tài năng thì ghen tị và mặc cảm, tình cảm với em gái không thân như trước.

Nhờ đi xem bức tranh giải nhất của em gái, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em đồng thời cũng nhận ra những hạn chế, thiếu sót của mình.

Câu 2 : Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau :

a) Nhân vật chính trong truyện là ai ? (Kiều Phương, người anh trai hay cả hai ?) Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính ?

b) Truyện được kể theo lời của nhân vật nào ? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì ?

Trả lời :

a) Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn.

b) Truyện được kể theo lời và ý nghĩ của người anh. Cách kể này có tác dụng : tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặc khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩ thầm kín.

Câu 3 : Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh (nhân vật kể chuyện) và cho biết :

a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm : từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b) Vì sao khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa ?

c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" của em gái : Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Trả lời :

a) Diễn biến tâm trạng của người anh :

- Từ trước cho đến khi thấy em tự chế màu vẽ : Người anh tỏ ra người lớn, đặt tên em là Mèo, cho việc chế màu vẽ là chuyện trẻ con.

- Khi tài năng hội họa của em được phát hiện thì anh có mặc cảm thua kém và ghen tị. Việc lén xem những bức tranh của  em và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình.

- Khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

b) Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau :

- Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

- Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài.

- Anh cảm thấy ghen tị với em.

Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em.

c) Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" : Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ. Anh còn ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị.

Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài.

Sau đó người anh xấu hổ : Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.

Câu 4 : Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ ... lòng nhân hậu của em con đấy) ? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh ?

Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu : "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đoạn kết này cho thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh không được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em.

Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một sự giác ngộ lớn. Nhân vật người anh do đó giành được tình cảm của mọi người.

Câu 5 : Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện ? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu, ...) ?

Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, vô tư.

- Tài năng :

+ Bé Quỳnh xem tranh và reo lên khe khẽ

+ Chú Tiến Lê thẩm định cao

+ Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ

+ Bức tranh được giải nhất quốc tế

- Lòng độ lượng và nhân hậu :

+ Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.

+ Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.

+ Vẽ người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.

II. Luyện tập

Câu 1 : Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.

Đoạn văn tham khảo 

Nhìn bức tranh vừa hao hao giống mình vừa như từ một thế giới cổ tích nào đến, tôi ngờ ngợ. Mắt tôi như dán vào dòng chữ nắn nót của Kiều Phương đề ở góc tranh: "Anh trai tôi". Tôi thật hãnh diện, nhưng ngay khi gặp cặp mắt cười và cái kéo tay thân thiện nhõng nhẽo của em gái mình, tôi thấy mặt tê tê, máu kéo lên rần rật. Chẳng lẽ dưới mắt em gái tôi, một người anh luôn gắt gỏng và rất ít tỏ ra thiện cảm với nó lại đẹp trong ánh sáng và trời xanh như thế. Cảm xúc đan xen, niềm hãnh diện len vào, hãnh diện vì có cô em gái tài năng, nhân hậu. Sau đó là nỗi xấu hổ, anh không ngờ dưới mắt em mình anh hoàn hảo đến vậy, còn anh thì...

Câu 2 : Giả định một thành viên trong lớp hoặc gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Em thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.

Có thể cùng một lớp nhưng thái độ của mỗi người sẽ khác nhau ;

- Có nhiều người rất vui khi bạn mình đạt thành tích xuất sắc : Niềm vui có thể ồn ào của những người bạn trai, lặng lẽ mà tế nhị của bạn gái; có thể biểu lộ bằng lời nói hay hành động.

- Một số ít sẽ ghen tị và buồn những rồi sẽ tự mình thay đổi để cùng chung vui với bạn. 

Soạn bài Sông nước Cà Mau

1. Bài văn miêu tả cảnh gì ? Theo trình tự như thế nào ? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài văn.

Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả ?

2. Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu) tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào ?

3. Qua đoạn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy ? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau ?

4. Em hãy đọc kĩ lại đoạn văn từ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua đến sương mù và khói sóng ban mai và trả lời các câu hỏi sau :

a) Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.

b) Trong câu "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ, Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn" có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền ? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt hay không ? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này. 

c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.

5. Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau ?

6. Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc ?

Lời giải:

A. Bố cục :

- Đoạn 1 : Từ đầu đến màu xanh đơn điệu : Cảm tưởng chung về thiên nhiên.

- Đoạn 2 : Tiếp đến khói sóng ban mai : Miêu tả kênh, rạch, con sông Năm Căn.

- Đoạn 3 : Còn lại : Vẻ đẹp chợ Năm Căn.

B. Tóm tắt :

Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy 

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 : Bài văn miêu tả cảnh gì ? Theo trình tự như thế nào ? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài văn.

Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả ?

Trả lời :

- Bài văn miêu tả cảnh sông nước vùng Cà Mau ở cực nam Tổ quốc từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể.

- Bố cục :

+ Đoạn 1 : Từ đầu đến màu xanh đơn điệu : Cảm tưởng chung về thiên nhiên.

+ Đoạn 2 : Tiếp đến khói sóng ban mai : Miêu tả kênh, rạch, con sông Năm Căn.

+ Đoạn 3 : Còn lại : Vẻ đẹp chợ Năm Căn.

- Đọc bài văn, có thể hình dung vị trí của người miêu tả là ngôi thứ nhất "tôi" (ngồi trên thuyền) - tức người chứng kiến và cảm nhận quang cảnh sông nước Cà Mau. Vị trí ấy rất thuận lợi cho việc quan sát và miêu tả vì những hình ảnh và suy nghĩ được thể hiện trực tiếp bằng con mắt của "người trong cuộc". Với vị trí quan sát của người trên thuyền, các hình ảnh miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật sinh động : nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc.

Câu 2 : Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu) tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào ?

Đoạn văn đầu là ấn tượng bao trùm về sông nước Cà Mau

- Ấn tượng ấy thể hiện qua cái nhìn :

+ Kênh rạch chi chít như mạng nhện

+ Tất cả đều là màu xanh đơn điệu (trời, nước)

- Thể hiện qua thính giác : tiếng rì rào của rừng, của sóng Biển Đông.

- Cảm giác : đơn điệu, ru ngủ.

Câu 3 : Qua đoạn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy ? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau ?
- Qua đoạn văn nói về cách đặt tên cho những dòng sông, con kênh ở Cà Mau, ta thấy các địa danh này rất giản dị, nó cứ theo đặc điểm riêng biệt mà gọi thành tên.

- Những địa danh này đã nói được những đặc điểm rất riêng biệt của thiên nhiên Cà Mau so với những vùng đất khác (những cây mái giầm; những đám mây bo mắt; ...)

Câu 4 : Em hãy đọc kĩ lại đoạn văn từ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua đến sương mù và khói sóng ban mai và trả lời các câu hỏi sau :

a) Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.

b) Trong câu "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ, Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn" có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền ? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt hay không ? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này. 

c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.

Trả lời :

a) Những chi tiết thể hiện sự hùng vĩ của Cà Mau

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

- Con sông rộng hơn ngàn thước.

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

b) Câu văn có 3 động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền theo trình tự không thể thay đổi được.

+ Chèo thoát qua kênh

+ Đổ ra con sông

+ Xuôi về Năm Căn

- Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì sẽ không thể hiện được các trạng thái hoạt động rất phong phú của con thuyền trong các hoàn cảnh khác nhau.

- Trong câu này, tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh tế bởi vì :

+ thoát qua : diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải vượt

+ đổ ra : chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến với dòng sông lớn

+ xuôi về : diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c) Màu sắc của rừng được thể hiện qua những từ :

- màu xanh lá mạ : màu xanh còn non, xanh ngọc

- màu xanh rêu : xanh đậm hơn, đây là những cây đước nhiều tuổi hơn

- màu xanh chai lọ : màu xanh lòa nhòa ở trong khói của rừng đước xa hơn

Những màu xanh này đã tạo được những bậc màu xanh của lớp rừng đước non gần nhất và những lớp rừng đước già hơn, xa hơn.

Qua những từ đó, vừa thấy được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của loài đước.

Câu 5 : Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau ?

Trong bài văn, sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của cảnh chợ Năm Căn :

- Sự tấp nập, đông vui, trù phú : túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, những bến vận hà nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ đước, những ngôi nhà bé ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực, ...

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn : chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền lại với nhau là có thể mua bán đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là nơi hội tụ đông vui của những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau, ...

Câu 6 : Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc ?

Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, tả xen kể... cùng với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm tinh tế của tác giả, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ - nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng đước bạt ngàn; đồng thời đó cũng là nơi có cảnh chợ Năm Căn đặc sắc, tấp nập đông vui.

II. Luyện tập

Câu 1 : Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà mau qua bài Sông nước Cà Mau.

Có thể tham khảo đoạn văn sau 

Đọc "Sông nước Cà Mau" em tự nói với lòng mình là sẽ có dịp trực tiếp chứng kiến cảnh và người của vùng đất kì lạ này trong một ngày gần nhất.

Tại sao mỗi lúc đi tham quan du lịch ta phải nghĩ đến những cái tên như Đà Lạt, Nha Trang, Hạ Long,... mà lại không là Cà Mau nhỉ ?

Theo con thuyền đi vào kênh rạch chằng chịt của những rừng đước, rừng tràm bạt ngàn; nghe vượn hú chim kêu; nghe tiếng rì rào của lá, của sóng và ngửi mùi thơm của hoa theo cánh ong rừng... Còn gì tuyệt vời hơn ? Cần gì phải vào những khu rừng già A-ma-giôn bên châu Mĩ để tận hưởng. Ở mũi cực Nam của Tổ quốc ta, con người có thể vào với thiên nhiên hoang dã như chưa từng có dấu chân người trên một con thuyền bồng bềnh trong màu xanh ngút tầm mắt.

Cứ ngỡ như rất hoang mang mình sẽ mãi ở trong rừng thẳm và nước nồng nàn vị muối thì bất ngờ con sông lớn chảy xiết mỗi lúc một rộng ra và chợ Năm Căn với cả một rừng thuyền, với đủ các giọng nói, sắc màu...hiện ra làm ta choàng ngợp. Ta như lạc vào tình người với những nụ cười thân ái trao nhau khi thuyền ta ghé qua thuyền bạn.

Sống với thiên nhiên và con người đều đầy ắp những yêu thương, đó là cảm nhận của chuyến du lịch sắp sửa khi em đọc "Sông nước Cà Mau".

Câu 2 : Hãy kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.

Một vài nét chính khi giới thiệu về con sông quê hương :

- Thiên nhiên : dòng nước, bờ sông, rặng cây,...

- Con người và sinh hoạt : người dân, chèo thuyền, bắt cá,...

icon-date
Xuất bản : 28/10/2021 - Cập nhật : 29/10/2021