logo

Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?

Câu trả lời chính xác nhất:

Trong câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” có 2 cặp từ trái nghĩa là vinh-nhục (vinh: được kính trọng, đánh giá cao; nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ), chết-sống (chết: sự mất mát, mất đi; sống: trái nghĩa với sự mất đi nghĩa là tồn tại).

Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta: thà chết đi mà được kính trọng, đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.

Cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về từ trái nghĩa trong bài viết sau để thấy được vai trò của từ trái nghĩa là gì nhé!


1. Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 

- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái đối lập nhau,… 

- Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.

Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?

- Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.

Ví dụ: Với từ “nhạt”:

(muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là “độ mặn”

(đường ) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”

(tình cảm) nhạt > < đằm thắm: cơ sở chung là “mức độ tình cảm”

(màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là “màu sắc”. 

>>> Xem thêm: Tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề thiên nhiên


2. Phân loại từ trái nghĩa

Có 2 loại từ trái nghĩa đó là:

- Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, văn cảnh.

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ: Cao chót vót – sâu thăm thẳm

Cao là từ trái nghĩa (hoàn toàn) với thấp, tuy nhiên trong trường hợp này, “cao chót vót” lại biểu thị sự đối lập với “sâu thăm thẳm” nên chúng cũng được coi là từ trái nghĩa (không hoàn toàn).

– Các từ trái nghĩa không hoàn toàn (tùy trường hợp) như vậy còn được gọi là từ trái nghĩa lâm thời.


3. Từ trái nghĩa trong thành ngữ, tục ngữ

Từ trái nghĩa rất thường được sử dụng trong các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

– Lên voi xuống chó

– Lá lành đùm lá rách

– Đầu voi đuôi chuột

– Đi ngược về xuôi

– Trước lạ sau quen

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

– Thất bại là mẹ thành công

– Có mới nới cũ

– Bán anh em xa mua láng giềng gần

– Chết vinh còn hơn sống nhục

– Kính trên nhường dưới

– Cá lớn nuốt cá bé

– Khôn ba năm, dại một giờ

– Mềm nắn rắn buông

– Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

– Bên trọng bên khinh.

– Buổi đực buổi cái

– Bước thấp bước cao

– Có đi có lại

– Gần nhà xa ngõ

– Mắt nhắm mắt mở

– Vô thưởng vô phạt


4. Bài tập về từ trái nghĩa

Bài 1: Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:

Chết vinh còn hơn sống nhục

Trả lời:

Chết / vinh, sống / nhục

Cặp từ trái nghĩa: vinh - nhục

+ vinh: được kính trọng, đánh giá cao

+ nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ

Cặp từ trái nghĩa: sống - chết

+ chết: sự mất mát, mất đi

+ sống: trái nghĩa với sự mất đi

Bài 2: Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?

Trả lời:

Trong câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” có 2 cặp từ trái nghĩa là vinh-nhục (vinh: được kính trọng, đánh giá cao; nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ), chết-sống (chết: sự mất mát, mất đi; sống: trái nghĩa với sự mất đi nghĩa là tồn tại).

Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta: thà chết đi mà được kính trọng, đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.

Bài 3. Em hãy tìm từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu để điền vào chỗ trống:

a. Cô Tấm rất chăm chỉ còn Cám thì …

b. Thấy Thánh Gióng dũng cảm, mạnh mẽ, kẻ địch … khiếp sợ kéo nhau bỏ chạy.

c. Từ đằng xa, những đám mây đen kéo nhau về đây, dàn ra, che lấp hết những khoảng … trên nền trời.

d. Thằng Hùng nghĩ, nếu mà trời cứ giá rét như này, thì thật khó để ra ruộng. Nhưng may thay, ngày hôm sau, thời tiết đã trở nên … hơn nhiều.

Trả lời:

a. Lười biếng

b. Hèn nhát

c. Trắng

d. Ấm áp

Bài 4: Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a. Ăn ít ngon nhiều.

b. Ba chìm bảy nổi.

c. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

d. Yêu tre, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

Trả lời: 

Những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ trên là:

a. Ít – nhiều

b. Chìm – nổi

c. Nắng – mưa

d. Trẻ - già

Bài 5: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

a. Gạn đục khơi trong

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

c. Anh em như thể chân tay

d. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Trả lời:

Các cặp từ trái nghĩa:

a. Gạn và khơi, đục và trong.

b. Chìm và nổi

c. Nắng và mưa, trưa và tối.

d. Đen và sáng

e. Rách và lành, dở và hay

>>> Xem thêm: Bài tập về Từ trái nghĩa lớp 5 (Có đáp án)

---------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn làm tốt các bài tập môn Tiếng Việt. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022