logo

Các đề văn về Bình Ngô Đại Cáo

Tổng hợp Các đề văn về Bình Ngô Đại Cáo hay nhất, thường gặp trong các đề kiểm tra, đề thi, giúp các em đạt điểm cao hơn trong môn Ngữ Văn 10.


I. Dạng làm văn: Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo 


1. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.


2. Thân bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Tác giả: Nguyễn Trãi là nhà quân sự tài ba, là nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.

– Tác phẩm: “Bình Ngô Đại Cáo” tựa bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc được viết vào khoảng cuối năm 1428..

Nghị luận tác phẩm

a. Tiền đề lí luận

* Tư tưởng nhân nghĩa:

– Nhân nghĩa trong tư tưởng Nho giáo: mối quan hệ giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.

– Nhân nghĩa trong tư tưởng Nguyễn Trãi:

+ Kế thừa tư tưởng Nho giáo: làm cho dân hạnh phúc (“yên dân”).

+ Tư tưởng mới: vì dân mà trừ bạo tàn (“ trừ bạo”)

-> Tư tưởng nhân nghĩa không bị bó hẹp trong phạm vi Nho giáo mà được mở rộng ra. Phân biệt rõ ràng ta là chính nghĩa, giặc Minh là phi nghĩa.

* Chân lí về độc lập dân tộc

– Dẫn chứng thuyết phục: văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục phong phú, lịch sử lâu đời.

-> Khẳng định tư cách độc lập là chân lí không thể chối cãi.

– Từ ngữ: “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”

-> Khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của đất nước ta.

– Thái độ của Nguyễn Trãi:

+ So sánh ngang bằng triều đại Đại Việt và Trung Hoa.

+ Gọi vua Đại Việt là “Đế” (vua phương Bắc trước nay chỉ gọi ta là Vương)

-> Ý thức chủ quyền độc lập cao độ.

– Phép liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô,…

-> Lời cảnh cáo đanh thép về kết cục của kẻ chống lại chân lí.

b. Soi chiếu lí luận vào thực tiễn

* Tội ác của giặc Minh:

– Xâm lược: bịp bợm với ý đồ cướp nước ta (“nhân”, “thừa cơ”)

– Bóc lột nhân dân:

+ Tàn sát người vô tội (“nướng dân đen”, “vùi con đỏ”)

+ Vơ vét tài nguyên nước ta.

+ Phá hoại môi trường, tự nhiên sinh thái của ta.

-> Hình ảnh kẻ thù đối lập với nhân dân ta.

-> Nỗi xót xa với nhân dân và căm phẫn với kẻ thù.

*Lòng căm thù giặc của nhân dân:

– Nghệ thuật phóng đại: “Trúc Năm Sơn…rửa sạch mùi”

-> Ví sự tội ác giặc với sự vô cùng của tự nhiên.

– Câu hỏi tu từ: “Lẽ nào…chịu được”

-> Thái độ căm phẫn của nhân dân.

c. Diễn biến cuộc khởi nghĩa

*Hình tượng người anh hùng Lê Lợi:

– Xuất thân: nông dân.

– Căn cứ khởi nghĩa: “núi Lam Sơn dấy nghĩa”

– Lòng căm thù giặc sâu sắc: “ căm giặc nước thề không cùng sống”

– Lí tưởng lớn, biết trọng người tài: “Tấm lòng cứu nước…dành phía tả”

-> Lê Lợi hiện lên vừa bình dị vừa có cốt cã cách của bậc anh hùng.

*Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

– Giai đoạn đầu:

+ Khó khăn về vật dụng quân trang cũng như lương thực thực phẩm.

+ Tính thần của quân và dân: gắng chí, quyết tâm.

– Giai đoạn phản công và giành thắng lợi: biện pháp liệt kê tái hiện không khí chiến đấu sôi sục và sự chiến thắng giòn giã của ta.

– Sự thất bại nhục nhã của giặc:

+ Cởi áo giáp xin hàng (Thượng Hoàng Thư Phúc)

+ Nghệ thuật phóng đại: “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”

– Cách ứng xử nhân đạo của quân ta: “Thần vũ chẳng giết hại…nghỉ sức”

-> Niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc của Nguyễn Trãi.

d. Niềm tin của nhân

– Tuyên bố đất nước hòa bình, mở ra kỉ nguyên mới.

– Giọng điệu hào sảng -> Niềm tin của Nguyễn Trãi.

– Hình ảnh về tương lai đất nước: “xã tắc từ đây…vững chắc”

-> Lòng lạc quan về sự nghiệp xây dựng đất nước.

e. Tổng kết

– Nội dung: Tác phẩm khẳng định chân lí độc lập của dân tộc và thay mặt vua Lê, tuyên cáo thành lập triều đại mới.

– Nghệ thuật: thể cáo được vận dụng tài tình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính trị và chất văn chương, biện pháp liệt kê, phóng đại,…


3. Kết bài

Khẳng định giá trị của tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” và tài năng của Nguyễn Trãi.

Các đề văn về Bình Ngô Đại Cáo hay nhất

II. Dạng đọc hiểu


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

(1)

Sông núi nước Nam, vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

 (Sông núi nước Nam, SGK, Ngữ văn 7)

(2)

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi, sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.

Song hào kiệt đời nào cũng có.”

(Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi , Ngữ văn 10, Tập hai, tr.17-  NXB Giáo dục, 2006)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản (1) và (2)?

Câu 2: Giải thích ý nghĩa các từ: Nhân nghĩa, yên dân, trừ bạo trong văn bản (2)?

Câu 3: Xác định điểm giống nhau và khác nhau trong nội dung khẳng định lời Tuyên ngôn độc lập của  2 văn bản trên ?

Câu 4: Từ 2 văn bản, viết một văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý thức bảo vệ tổ quốc của tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay.

* Gợi ý làm bài

Câu 1: Ý chính của các văn bản trên :

– Văn bản (1) : Bài thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta và ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc và nền độc lập dân tộc ;

– Văn bản (2) nêu luận đề chính nghĩa: Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự ý thức về sức mạnh dân tộc.

Câu 2: Giải thích ý nghĩa các từ trong văn bản (2) :

– Nhân nghĩa: Là cách cư xử, là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng.

- Yên dân: Là làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yên ổn làm ăn để đất nước ổn định và phát triển.

- Trừ bạo: tiêu diệt những kẻ bạo tàn đã gây ra những đau khổ cho nhân dân.

Câu 3: Điểm giống nhau và khác nhau trong nội dung khẳng định lời Tuyên ngôn độc lập của  2 văn bản trên ?

a/ Giống nhau: cả 2 văn bản đều đưa ra các tiêu chí làm cơ sở khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộ : có tên nước, có vua, có biên giới ;

b/ Khác nhau : ngoài 3 tiêu chí trên, trong văn bản (2), Nguyễn Trãi đã bổ sung các tiêu chí so với bài Sông núi nước Nam như : có nền văn hiến, có phong tục, có anh hùng.

Câu 4:  Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

- Nội dung: Từ lời khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc ở 2 văn bản, thí sinh bày tỏ suy nghĩ của mình: Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tuổi trẻ phải luôn nêu cao ý thức cảnh giác với kẻ thù dù bất cứ lúc nào. Tuổi trẻ cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền đất Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền đất nước. Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới,  tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.  Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.

icon-date
Xuất bản : 05/04/2022 - Cập nhật : 26/11/2022