logo

Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây khoảng?

Trong quá trình hình thành lãnh thổ Việt Nam trả qua thời gian dài như vậy, lãnh thổ Việt Nam hình thành các mảng đá biến chất ở nước ta xuất hiện trong các giai đoạn hình thành đất nước. Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây khoảng 2,3 tỉ năm.

Câu hỏi: Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây khoảng?

A. 2 tỉ năm.                      

B. 2,3 tỉ năm.

C. 2,6 tỉ năm.                              

D. 3 tỉ năm.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. 2,3 tỉ năm

Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây khoảng 2,3 tỉ năm.

Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án B

Đá biến chất được hình thành từ sự biến tính của đá mácma, đá trầm tích, thậm chí cả từ đá biến chất có trước, do sự tác động của nhiệt độ, áp suất cao và các chất có hoạt tính hoá học, gọi là quá trình biến chất.

Trong các giai đoạn hình thành lên lãnh thổ Việt Nam, giai đoạn tiền Cambri là giai đoạn diễn ra lâu đời nhất và cũng trong giai đoạn này thì các mảng đá biến chất xuất hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn cách đây khoảng 2,3 tỉ năm.

Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây khoảng?

Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc địa chất và khoáng sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khoáng sản như: sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng,... đã được phát hiện. Nhiều vùng có triển vọng khoáng sản đang được điều tra thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000, cùng với những công trình nghiên cứu chuyên đề khác,... sẽ là cơ sở quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Sự hình thành địa hình dãy Hoàng Liên Sơn và khối Phan Si Pan nói riêng, cũng như Tây Bắc Bộ nói chung, trước đây được hiểu là hậu quả của một quá trình nâng hạ phức tạp phát triển tiếp theo sau pha bình ổn kiến tạo tạo bề mặt san bằng mang tính khu vực (bề mặt san bằng Đông Dương) từ cuối Paleogen. Và ngày nay phần sót của bề mặt san bằng hình thành vào thời kỳ nửa cuối Paleogen còn tồn tại ở độ cao hơn 2600 m trên dãy Hoàng Liên Sơn.

>>> Tham khảo: Nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam được hình thành trong giai đoạn nào?

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 27/08/2022