logo

Biện pháp tu từ có trong bài hát Mẹ tôi

Câu hỏi: Biện pháp tu từ có trong bài hát Mẹ tôi

Trả lời:

- Biện pháp tu từ điệp ngữ :” mẹ ơi”, “ngày xưa”, “mẹ ơi!”,, “mẹ”…

- Biện pháp so sánh:

“Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con”

“Tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt.”

- Biện pháp liệt kê:

“Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo.

Ngoài kia, mùa Đông cây bàng lá đổ.

Ngày xưa chị hát vu vơ những câu ca cổ cho em nằm mơ

Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi

Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ ngồi xa vắng.

Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành.”

- Biện pháp tư từ nhân hoá:

“Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa

Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăng tàn sao rơi”

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về bài hát Mẹ tôi và các biện pháp tu từ nhé!


1. Tác giả bài hát Mẹ tôi

Nhạc sĩ: Trần Tiến


2. Lời bài hát Mẹ Tôi 

[CHUẨN NHẤT] Biện pháp tu từ có trong bài hát Mẹ tôi

Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con

Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa

Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo

Ngoài kia, mùa Đông cây bàng lá đổ

Ngày xưa chị hát vu vơ những câu ca cổ cho em nằm mơ

Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi

Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ ngồi xa vắng

Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành

Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa

Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăng tàn sao rơi

Mẹ ơi! Thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.

Tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt

Trèo lên dãy núi thiên thai ối a mẹ ngồi trông áng mây vàng

Mẹ ơi! Hãy dắt con theo ối a để con mãi mãi bên mẹ

Mẹ ơi! Thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình

Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ

Trèo lên dãy núi thiên thai ối a mẹ tôi về đâu?

Ngàn năm mây trắng bay theo ối a mẹ ơi mẹ về đâu?


3. Cảm nhận bài hát Mẹ tôi

Mẹ là đề tài không bao giờ vơi cạn trong nền âm nhạc Việt. Viết về mẹ, mỗi nhạc sĩ lại có những cảm xúc chứa chan riêng. Khi nhắc đến những sáng tác hay về hình ảnh người mẹ, không thể không nhắc đến "Mẹ tôi" của nhạc sĩ Trần Tiến.

"Mẹ tôi" là ca khúc được viết ra từ chính nỗi lòng của nhạc sĩ Trần Tiến. Theo ca sĩ Trần Thu Hà - cháu của nhạc sĩ Trần Tiến, "Mẹ tôi" là ca khúc Trần Tiến dành để tưởng nhớ đến người mẹ đã khuất của mình. Là người gắn bó với mẹ nhất trong gia đình, ông viết nên những câu ca như rút ruột, rút gan. Trong một lần giỗ mẹ, Trần Tiến đã hát ca khúc này khiến cả nhà đều xúc động.

Lời bài hát như những chiêm nghiệm của một người con đã lớn tuổi khi nhìn về những vất vả và tình yêu thương bao la của người mẹ. Chỉ đến khi con người ta đủ trải nghiệm thì mới thấu hiểu sâu sắc tình yêu của mẹ.

Lời bài hát Mẹ Tôi gợi nhắc về những kỉ niệm, những nỗi nhớ về mẹ khi con người đã ở tuổi xế chiều. Mở đầu bài hát Mẹ Tôi, nhạc sĩ Trần Tiến đã sử dụng 2 câu hát với nội dung như 2 câu gọi, câu kể "mẹ ơi, con đã già rồi" như để nhắc nhớ rằng, cuộc đời con người dù lớn khôn đến đâu, dù sống đến từng nào của cuộc đời, mẹ vẫn luôn là người không thể thay thế trong trái tim.

Tiếp đó, bài hát Mẹ Tôi đã gợi nhớ về từng chi tiết, từng hình ảnh vô cùng chân thực về mẹ, về những hôm mẹ ngồi đan áo, mẹ đắp cho con tấm khăn quàng ủ ấm... và rồi tất cả như được vỡ òa với mong muốn "dắt con theo để con mãi mãi bên mẹ".

Bài hát Mẹ Tôi gắn liền với rất nhiều các ca sĩ nổi tiếng như Tùng Dương, Võ Hạ Trâm, Đồng Lan. Từng ca từ cô đọng kết hợp với giọng hát nội lực và đầy cảm xúc của các ca sĩ đã khiến bài hát Mẹ Tôi của nhạc sĩ Trần Tiến đến với khán giả một cách tự nhiên nhất và lưu lại thật sâu trong trái tim và trí óc của người nghe nhạc.


4. Cách phân biệt các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, liệt kê, điệp ngữ 

4.1.So sánh:

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta là hoa đất” 

(tục ngữ)

“Quê hương là chùm khế ngọt”               

                                                               [Quê hương  - Đỗ Trung Quân]

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

                                                                [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

                                                        [Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên]

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

                                                    [ca dao]

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “như” “bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

- Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

                                                                [Sáng tháng Năm – Tố Hữu]

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

                                                                 [Bầm ơi – Tố Hữu]

- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:

“Cô giáo em hiền như cô Tấm” 

+ So sánh khác loại:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

                                                                    [Núi đôi – Vũ Cao]

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

                                                     [Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân] 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

                                                                                         [ca dao]

4.2. Nhân hóa:

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

                                                           [Tây Tiến – Quang Dũng]

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

                                                        [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

- Trò chuyện với vật như với người:

“Trâu ơi ta bảo trâu này…”

                                                                      [ca dao]

4.3. Điệp từ, điệp ngữ

- Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

 [Cây tre Việt Nam – Thép Mới] 

- Điệp ngữ có nhiều dạng:

+ Điệp ngữ cách quãng:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

                                                                      [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

+ Điệp nối tiếp:

“Mai sau

 Mai sau

 Mai sau

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh”

                                                           [Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]      

+ Điệp vòng tròn:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

4.4.Liệt kê:

-  Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng 

Em đã sống lại rồi, em đã sống! 

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung 

Không giết được em, người con gái anh hùng!” 

                                              [Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý]

icon-date
Xuất bản : 06/08/2021 - Cập nhật : 07/08/2021