logo

Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Câu hỏi: Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Lời giải

Khi nhìn thấy những hàng bia đó, em có suy nghĩ: kính trọng, nể phục và tự hào trước những đóng góp to lớn của những vị tiến sĩ đối với đất nước.

Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

>>>Xem trọn bộ: Bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia SGK 10 trang 74, 75, 76 - Văn Kết nối tri thức

Kiến thức tham khảo

1. Lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. 

2. Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Ý tưởng thành lập bia tiến sĩ xuất phát từ năm 1442, thời hậu Lê, khi Nho giáo đang rất thịnh hành.

Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông chính thức khởi dựng bia Tiến sĩ, nhằm vinh danh những sĩ tử đỗ đạt Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442. Các tiến sĩ của mỗi khoa thi được khắc tên trên một tấm bia và đặt trang trọng đặt trên lưng rùa. Nhà Lê đều đặn tổ chức thi ba năm một lần, và đến năm 1484 thì đã được 12 khoa thi.

Tuy vậy, không phải sau khoa thi nào cũng được khắc bia ngay, và cũng không phải tấm bia nào cũng trường tồn với thời gian. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và tác động của ngoại cảnh, nhiều tấm bia đã bị hư hỏng hoặc mất mát. 

Với ba đợt dựng bia Tiến sĩ lớn vào các năm 1484, 1653, 1717, xen kẽ hai giai đoạn dựng bia thường xuyên vào cuối các triều đại Lê sơ và Lê trung hưng, ngày nay, tại vườn bia Tiến sĩ còn lại 82 tấm bia.

Dù không còn giữ được đủ số lượng như xưa, nhưng công trình điêu khắc này được xem như pho sử đá mang giá trị lịch sử và văn hóa cực kỳ lớn. Vào năm 2010, tổ chức UNESCO đã công nhận bia tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội là Di sản tư liệu thế giới. Như vậy, sau Mộc bản triều Nguyễn, bia Tiến sĩ là di sản tư liệu thứ hai của Việt Nam được đưa vào danh sách Di sản tư liệu thế giới.

icon-date
Xuất bản : 10/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022