logo

Bài Dục Thúy Sơn SGK 10 trang 47 - Văn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Dục Thúy Sơn SGK 10 trang 47 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Trả lời câu hỏi bài Dục Thúy Sơn trang 47

Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 10 tập 2):

Đề bài: Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Lời giải:

- Vẻ đẹp của núi Dục Thúy sống động, như một bức tranh: Dáng núi như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, bóng tháp soi xuống mặt nước như chiếc trâm ngọc xinh đẹp, mặt nước phản chiếu hình ảnh ngọn núi như cô gái đang soi mái tóc mềm mượt của mình.

- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực: Sử dụng phép đối giữa phù và trụy (nổi và rơi), thiên nhiên ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.

Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 10 tập 2):

Đề bài: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?

Lời giải:

- Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong hai câu luận. (So sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc xanh, ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc). 

- Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng làm cho bức tranh thiên nhiên núi Dục Thúy trở nên sinh động, giống như một thiếu nữ xinh đẹp, yểu điệu.

Câu 3 (trang 47, SGK Ngữ văn 10 tập 2):

Đề bài: Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Lời giải:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.

- Ý nghĩa: Đây là nỗi niềm hoài cổ thường gặp trong thơ ca, đặc biệt là với một nhà thơ như Nguyễn Trãi luôn đau đáu trước sự thay đổi của thế thái thì việc nhớ về người xưa là điều rất tự nhiên, đó cũng là đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Câu 4 (trang 47, SGK Ngữ văn 10 tập 2):

Đề bài: Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Lời giải:

Hình ảnh trong bài thơ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước. Tôi ấn tượng sâu sắc nhất hình ảnh này vì một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả, cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả.


Sơ đồ tư duy bài Dục Thúy Sơn

Bài Dục Thúy Sơn SGK 10 trang 47 - Văn Chân trời sáng tạo

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Dục Thúy Sơn SGK 10 trang 47 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 12/10/2022